Hướng Dẫn Chi Tiết Các Nghi Lễ Động Thổ, Đổ Móng, Cất Nóc Nhà
Xây dựng nhà cửa là một trong những việc quan trọng nhất của đời người. Để đảm bảo mọi việc diễn ra suôn sẻ, an lành, các nghi lễ như động thổ, đổ móng, cất nóc đều cần được thực hiện một cách trang trọng và đúng phong tục. Bài viết này sẽ giúp bạn nắm rõ các bước chuẩn bị lễ vật, bài văn khấn chi tiết cho từng nghi lễ để có thể tổ chức chu toàn nhất.
1. Ý Nghĩa Của Lễ Động Thổ Trong Xây Dựng Nhà Cửa
Lễ động thổ không chỉ đơn thuần là nghi thức báo cáo với thần linh mà còn mang ý nghĩa cầu mong sự phù hộ, che chở để công trình được tiến hành thuận lợi, an toàn. Đây là bước đầu tiên và quan trọng nhất khi bắt tay vào xây dựng nhà cửa. Việc chuẩn bị đầy đủ lễ vật và đọc đúng bài văn khấn sẽ góp phần tạo nên sự khởi đầu tốt đẹp.
Lễ động thổ – nghi thức quan trọng trong xây dựng nhà ở
2. Chuẩn Bị Lễ Vật Cho Lễ Động Thổ
Mỗi vùng miền có những phong tục khác nhau, nhưng dưới đây là danh sách các lễ vật cơ bản không thể thiếu trong mâm cúng động thổ:
- Bộ tam sên: Gồm thịt luộc, trứng luộc, tôm luộc.
- Gà hoặc lợn quay: Tùy theo điều kiện kinh tế gia đình.
- Xôi hoặc bánh chưng: Theo phong tục địa phương.
- Muối, gạo, nước: Biểu tượng cho sự no đủ và tinh khiết.
- Rượu trắng, thuốc lá, trà: Thể hiện lòng thành kính.
- Giấy cúng động thổ: Dùng để hóa sau lễ.
- Trầu cau: Thường dùng 5 lá trầu, 5 quả cau.
- Ngũ quả: Gồm 5 loại trái cây tươi tùy vùng miền.
- Hoa tươi: Tượng trưng cho sự sinh sôi, phát triển.
Việc chuẩn bị kỹ càng các lễ vật này không chỉ thể hiện lòng thành tâm mà còn là cách để gia chủ bày tỏ sự tôn trọng với thần linh và tổ tiên.
3. Bài Văn Khấn Động Thổ Làm Nhà
Sau khi đã sắp xếp đầy đủ lễ vật, gia chủ cần đọc bài văn khấn động thổ một cách trang nghiêm. Dưới đây là nội dung bài văn khấn chuẩn nhất:
“Nam mô a di Đà Phật! (3 lần)
Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
Con kính lạy Quan Đương niên.
Con kính lạy các Tôn phần bản xứ.
Tín chủ (chúng) con là:…
Ngụ tại:…
Hôm nay là ngày… tháng…. năm… tín chủ con thành tâm sắm lễ, quả cau lá trầu, hương hoa trà quả, thắp nén tâm hương, dâng lên trước án, có lời thưa rằng:
Hôm nay tín chủ con khởi tạo… (nếu cất nóc thì đọc là cất nóc, nếu xây cổng thì đọc là xây cổng, nếu chuyển nhà thì đọc là chuyển nhà) ngôi đương cơ trụ trạch để làm nơi cư ngụ cho gia đình con cháu.
Nay chọn được ngày lành tháng tốt, kính cáo chư vị linh thần, cúi mong soi xét và cho phép được động thổ (hoặc cất nóc).
Tín chủ con lòng thành lễ vật dâng lên trước án thành tâm kính mời:
Ngài Kim Niên Đường Thái tuế chí đức Tôn thần, ngài Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài định phúc Táo quân, các ngài Địa chúa Long Mạch Tôn thần và tất cả các vị Thần linh cai quản trong khu vực này.
Cúi xin các ngài giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, độ cho chúng con được vạn sự tốt lành, công việc hanh thông, chủ thợ được bình an, ngày tháng hưởng phần lợi lạc, âm phù dương trợ, sở cầu như ý, sở nguyện tòng tâm.
Tín chủ lại xin phổ cáo với các vị Tiền chủ, Hậu chủ và các vị Hương linh, cô hồn y thảo phụ mộc, phảng phất quanh khu vực này, xin mời các vị tới đây thụ hưởng vật, phù trì tín chủ, cũng như chủ thợ đôi bên khiến cho an lạc, công việc chóng thành, muôn sự như ý.
Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.
Nam mô a di Đà Phật! (3 lần)”
4. Văn Khấn Mượn Tuổi Làm Nhà
Trường hợp gia chủ không được tuổi xây nhà, cần mượn tuổi của người khác để thực hiện nghi lễ. Dưới đây là bài văn khấn mượn tuổi chuẩn xác:
“Nam mô a di Đà Phật! (3 lần)
Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
Con kính lạy Quan Đương niên.
Con kính lạy các Tôn phần bản xứ.
Hôm nay là ngày… tháng… năm…
Tín chủ con là………………………………………………………………………..
Ngụ tại:…………………………………………………………………………………..
Thành tâm sửa biện hương hoa lễ vật và các thứ cúng dâng bày ra trước án. Vì tín chủ con khởi tạo… (nếu cất nóc thì đọc là cất nóc, nếu xây cổng thì đọc là xây cổng, nếu chuyển nhà thì đọc là chuyển nhà, nếu sửa chữa thì đọc là sửa chữa) ngôi đương cơ trụ trạch để làm nơi cư ngụ cho gia đình con cháu.
Nay chọn được ngày lành tháng tốt, kính cáo chư vị linh thần, cúi mong soi xét và cho phép được động thổ hoặc cất nóc, làm việc gì thì nói việc ấy). Nhân có lễ vật tịnh tài dâng cúng, bày trên án tọa.
Tín chủ con thành tâm kính mời:
Ngài Kim niên Đường cai Thái tuế chí đức tôn thần.
Ngài Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại Vương.
Ngài Bản xứ thần linh Thổ địa.
Ngài định phúc Táo quân, các ngài ĐÙI chúa long mạch Tôn thần và tất cả các vị Thần linh cai quản ở trong khu vực này.
Cúi xin: giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, độ cho chúng con mọi duyên thuận lợi, công việc hanh thông Chủ thợ được chữ bình an, ngày tháng hưởng phần lợi lạc, âm phù dương trợ, sở nguyện tòng tâm.
Tín chủ lại xin phổ cáo với các vị Tiền chủ, Hậu chủ và các vị Hương linh, cô hồn y thảo phụ mộc, ‘Phảng phất ở trong khu vực này. Xin mời tới đây chiêm ngưỡng tôn thần thụ hưởng lễ vật, phù trì tín chủ, cũng như chủ thợ đôi bên khiến cho an lạc, công việc chóng thành.
Dãi tấm lòng thành cúi xin chứng giám
Nam mô a di Đà Phật! (3 lần)”
5. Văn Khấn Đổ Móng Và Cất Nóc Nhà
a) Văn Khấn Đổ Móng Nhà
Sau nghi lễ động thổ, gia chủ tiếp tục thực hiện nghi lễ đổ móng. Đây là bước quan trọng để đặt nền móng vững chắc cho ngôi nhà. Bài văn khấn đổ móng nhà như sau:
“Nam mô a di Đà Phật! (3 lần)
Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương
Con kính lạy Hoàng thiên Hậu thổ chư vị Tôn thần
Con kính lạy Quan Đương niên
Con kính lạy các Tôn phần bản xứ
Tín chủ (chúng) con là:…
Ngụ tại:…
Hôm nay là ngày… tháng… năm…
Tín chủ con thành tâm sắm lễ, quả cau lá trầu, hương hoa trà quả, thắp nén tâm hương, dâng lên trước án, có lời thưa rằng:
Vì tín chủ con khởi tạo… (nếu cất nóc thì đọc là cất nóc, nếu xây cổng thì đọc là xây cổng, nếu chuyển nhà thì đọc là chuyển nhà) ngôi đương cơ trụ trạch để làm nơi cư ngụ cho gia đình, con cháu.
Nay chọn được ngày lành tháng tốt, kính cáo chư vị linh thần, cúi mong soi xét và cho phép được động thổ đổ móng.
Tín chủ con thành tâm kính mời:
Ngài Kim Niên Đường cai Thái Tuế chí đức tôn thần,
Ngài Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại Vương,
Ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa,
Ngài Định phúc Táo quân,
Các ngài Địa chúa Long Mạch tôn thần và tất cả các vị Thần linh cai quản trong khu vực này.
Cúi xin các Ngài, nghe thấu lời mời, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, độ cho chúng con được vạn sự tốt lành, công việc hanh thông, chủ - thợ được bình an, ngày tháng hưởng phần lợi lạc, âm phù dương trợ, sở cầu như ý, sở nguyện tòng tâm.
Tín chủ lại xin phổ cáo với các vị Tiền chủ, Hậu chủ và các vị Hương linh, cô hồn y thảo phụ mộc, phảng phất quanh khu vực này, xin mời các vị tới đây thụ hưởng lễ vật, phù trì tín chủ, cũng như chủ thợ đôi bên khiến cho an lạc, công việc chóng thành, muôn sự như ý.
Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.
Nam mô a di Đà Phật! (3 lần)”
Văn khấn đổ móng nhà – nghi thức quan trọng trong xây dựng
b) Văn Khấn Cất Nóc Nhà
Lễ cất nóc hay đổ mái nhà là thời điểm quan trọng đánh dấu việc hoàn thiện phần khung của ngôi nhà. Dưới đây là bài văn khấn cất nóc chuẩn nhất:
“Nam mô a di Đà Phật! (3 lần)
- Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương
- Con kính lạy Hoàng thiên Hậu thổ chư vị Tôn thần
- Con kính lạy Quan Đương niên
- Con kính lạy các tôn thần bản xứ
Tín chủ (chúng) con là:…
Ngụ tại:…
Hôm nay là ngày … tháng … năm …
Tín chủ con thành tâm sắm lễ, quả cau lá trầu, hương hoa trà quả, thắp nén tâm hương, dâng lên trước án, có lời thưa rằng:
Vì tín chủ con khởi tạo… cất nóc căn nhà ở địa chỉ:… ngôi dương cơ trụ trạch để làm nơi cư ngụ cho gia đình, con cháu.
Nay chọn được ngày lành tháng tốt, kính cáo chư vị linh thần, cúi mong soi xét và cho phép được cất nóc.
Tín chủ con thành tâm kính mời:
Ngài Kim Niên Đường cai Thái Tuế chí đức tôn thần,
Ngài Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại Vương,
Ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa,
Ngài Định phúc Táo quân,
Các ngài Địa chúa Long Mạch tôn thần và tất cả các vị Thần linh cai quản trong khu vực này.
Cúi xin các Ngài, nghe thấu lời mời, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, độ cho chúng con được vạn sự tốt lành, công việc hanh thông, chủ - thợ được bình an, ngày tháng hưởng phần lợi lạc, âm phù dương trợ, sở cầu như ý, sở nguyện tòng tâm.
Tín chủ lại xin phổ cáo với các vị Tiền chủ, Hậu chủ và các vị Hương linh, cô hồn y thảo phụ mộc, phảng phất quanh khu vực này, xin mời các vị tới đây thụ hưởng vật, phù trì tín chủ, cũng như chủ thợ đôi bên khiến cho an lành, công việc chóng thành, muôn sự như ý.
Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.
Nam mô a di Đà Phật! (3 lần)”
Văn khấn cất nóc nhà – nghi thức truyền thống quan trọng
6. Kết Luận
Việc thực hiện các nghi lễ động thổ, đổ móng, cất nóc không chỉ mang tính chất tâm linh mà còn là cách để gia chủ bày tỏ lòng biết ơn và cầu mong sự bình an, may mắn cho công trình. Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về các nghi lễ và cách thực hiện sao cho đúng phong tục. Chúc bạn hoàn thành việc xây dựng nhà cửa một cách suôn sẻ và hạnh phúc!
© 2023 – 2025, Tin Tâm Linh. ( Theo : www.tintamlinh.com )