Bí ẩn câu chuyện hang đá khổng lồ chôn cả huyện người ở Võ Nhai -Thái Nguyên
Hàng trăm năm qua, hang Huyện (Võ Nhai, Thái Nguyên) vẫn mang trong mình biết bao điều bí ẩn về một nấm mồ khổng lồ huyền bí.
Hang Huyện thuộc địa phận thôn Làng Tràng (Tràng Xá, Võ Nhai, Thái Nguyên). Theo một số người dân địa phương, hang Huyện còn có cái tên khá đẹp là hang Thắm. Tuy nhiên, đến nay cái tên hang Thắm còn rất ít người biết tới. Thay vào đó, cái tên hang Huyện được nhiều người dân bản địa sử dụng hơn.
Đường vào hang Huyện rậm rạp hoang dại |
Qua lời kể của một số người cao tuổi sống gần hang Huyện, xưa kia khi còn nhỏ thường được nghe các cụ trong làng kể lại rằng, hang Huyện có nhiều hài cốt nằm trong hang và có nhiều ma lắm. Thi thoảng vào những đêm trăng thanh gió mát, có những tiếng động lạ phát ra từ trong hang cộng với tiếng róc rách của dòng suối nhỏ chảy qua như tiếng khóc than, kêu cứu của rất đông người trong hang khiến những ai cứng bóng vía lắm cũng phải rùng mình khi có việc phải đi qua đoạn đường sát chân núi có hang Huyện. Thậm chí, một số người còn bắt gặp những bóng người chập chờn ở ruộng ngô sát cửa hang sợ mất vía…
Tưởng chừng như những điều huyền bí của hang Huyện đã chìm vào quên lãng cho đến khi chúng tôi đặt chân đến. Thực tế, đã có rất nhiều lời khuyên can không nên vào hang ngay từ khi chúng tôi mới nhận được thông tin rất đơn giản từ một người bạn ở Thái Nguyên: “Hang Huyện từng là nấm mồ tập thể của cả một huyện người bị hun chết xa xưa”.
Tuy nhiên, mặc mọi lời khuyên can, chúng tôi vẫn quyết định tìm đường vào hang Huyện bằng được để giải mã những bí ẩn về nấm mồ khổng lồ từ xa xưa giữa núi rừng này.
Theo người địa phương đã từng vào hang Huyện khuyên, chúng tôi cần chuẩn bị những thứ thiết yếu như: Đèn pin, dao quắm, nước uống và dây thừng để đề phòng những trường hợp cần dùng đến.
Lên đến cửa hang, ánh sáng cũng chỉ đủ le lói chút ít |
Khác hẳn so với ánh sáng của thung lũng bên ngoài, chỉ bước vào cửa hang Huyện chừng 10 mét tất cả bắt đầu tối thui như đang bước chân vào địa ngục. Một màu đen đặc quánh, chiếc đèn pin của chúng tôi chỉ soi với tầm xa hơn 1 mét là nhìn rõ.
Rất nhiều hốc đá sâu hoắm tuột xuống dưới rất sâu |
“Ngày chúng tôi còn nhỏ, nghe ông bà kể lại đây là hang mà hàng nghìn người chết ngạt cũng sợ lắm. Nhưng sau đó vì cuộc sống phải vào mót phân dơi nên dần dà chúng tôi cũng quen và đỡ sợ hơn chứ trước thì tuyệt nhiên không ai vào”- Anh Học chỉ vào những dấu tích nói.
Những hố lớn được cho từng là trú ẩn và cũng là nơi chứa hài cốt của hàng ngàn người năm nưa |
Chúng tôi đưa câu hỏi có thể đi đường khác với người dẫn đường nhưng chỉ nhận được cái lắc đầu bởi chính “thổ địa” như anh cũng chưa từng dám vào sâu tận cùng của hang.
Những hốc đá nham nhở trong lòng hang Huyện |
“Chúng ta nên dừng ở đây thôi. Đi nữa xuống rất nguy hiểm. Tôi cũng chưa vào đó bao giờ. Nghe các cụ nói trong hang có nhiều oan hồn đã ngủ yên hàng trăm năm rồi. Các anh không nên đánh thức họ dậy”, người dẫn đường tỏ vẻ hơi hoảng hốt nói với chúng tôi.
. |
Hang Huyện vẫn còn là bí ẩn với nhiều người dân sống trong vùng |
Những tưởng những hi vọng cuối cùng khi đi tìm những “pho sử sống” về hang Huyện ở thôn Làng Tràng, Tràng Xá, Võ Nhai, Thái Nguyên đã đi vào ngõ cụt thì bất ngờ trên đường về chúng tôi được một người dân mách rằng vẫn còn một người nữa rất có thể biết về hang Huyện là cụ Nguyễn Văn Vững. Cụ Vững theo lời người dân là người gốc nhiều đời sinh sống tại Võ Nhai.
Rất nhiều người chỉ biết đến hang Huyện từ khi có bộ đội ta sản xuất vũ khí mà ít ai biết rằng nơi đây từng là nấm mồ khổng lồ cả huyện người bị hun chết năm xưa |
Trong các hốc đá của hang Huyện có một màu đen kì lạ |
Cụ Vững bên cuốn sổ “gia bảo” ghi lại những thông tin về hang Huyện năm nào |
Về những dấu tích nguyên sơ của trận đánh chống quân Cờ đen năm nào, theo lời cụ Vững thì dấu tích của trận đánh đó chỉ mất sau khi một đơn vị quân đội ta san phẳng lòng hang Huyện để làm xưởng vũ khí phục vụ cho cuộc kháng chiến chống Mỹ những năm 1965 – 1966. Xưởng vũ khí trong hang Huyện bắt đầu đi vào sản xuất là ngày 15- 10 – 1967.
© 2012, Tin Tâm Linh. ( Theo : www.tintamlinh.com )