Hướng dẫn chuyển WordPress từ localhost lên hosting

0

Localhost luôn là một lựa chọn tốt và tiện lợi dành cho những ai muốn hoàn thiện blog WordPress của mình nhanh và tiện lợi hơn. Vì khi sử dụng ở localhost, chúng ta sẽ tiết kiệm rất nhiều thời gian cho việc cài đặt themes, plugin và tinh chỉnh các thành phần liên quan vì tốc độ nhanh của nó. Và dĩ nhiên, sau khi có được một cái blog hoàn chỉnh ở localhost rồi thì chúng ta phải upload nó lên hostingbình thường để có thể “đi ra biển lớn”, không lẽ lại để ở máy tính một mình tự sướng.

Trong khuôn khổ bài này, mình xin hướng dẫn chi tiết các bạn cách chuyển một blog WordPress từ localhost lên một hosting bình thường và hạn chế khả năng bị một số lỗi phát sinh liên quan. Trong bài mình sử dụng Instant WordPress làm localhost.

 

1. Cài đặt MySQLDumper vào localhost

Để làm gì? Để chúng ta có thể backup database của blog WordPress một cách chính xác và ít xảy ra lỗi khi phục hồi lại trên host. Mình đã sử dụng MySQLDumper chính xác là 4 năm nay và không thấy bất cứ một vấn đề gì, vì thế mình khuyên các bạn nên dùng nó để thay thế các script khác liên quan đến backup và restore database.

Gợi ý – Hostgator

Hosting quốc tế giá rẻ chất lượng tốt, tốc độ cao và được nhiều blogger Việt tin dùng. Đăng ký ngay hôm nay và sử dụng mã giảm giá 25OFFTHACHPHAM để được giảm giá25%

Để tôi thử!

Để cài đặt, bạn cần tải bản MySQLDumper mới nhất tại trang chủ MySQLDumper.Net . Sau khi tải xong các bạn giải nén ra và upload nó vào thư mục www hoặc htdocs trên localhost, ngang hàng với thư mục WordPress của bạn.

Upload thư mục của mysqldumper vào localhostThư mục msd1.24.4 là của MySQLDumper

Sau đó các bạn chạy thư mục này với đường dẫn http://localhost/msd1.24.4 hoặc để tiến hành cài đặt.

Chọn ngôn ngữ khi cài đặt MySQLDumperChọn ngôn ngữ

Nhập thông tin đăng nhập database của localhostNhập username và password của database

Một số username và password database mặc định của các phần mềm Localhost thông dụng:

Vertrigo

User: root

Password: vertrigo

InstantWordpres

User: root

Gợi ý – Arvixe – Hosting WordPress tốt nhất 2012

Là một nhà cung cấp được nhiều người đánh giá cao trong năm 2012 với chất cam kết 100% uptime và hỗ trợ khách hàng tận tình. Đăng ký ngay chỉ 4$/tháng.

Để tôi thử!

Password: để trống

XAMPP

User: root

Password: để trống

Sau khi nhập user và password database vào thì các phần khác bạn để trống, nhấn vào nút Connect to MySQL. Lúc này nó sẽ liệt kê các database có trong localhost ra phía dưới, các bạn nhấn vào nút Save and continue installation.

Cài đặt MySQLDumper

Và đây là “sản phẩm” sau khi bạn cài đặt xong.

Hoàn tất cài đặt MySQLDumper

2. Sao lưu (backup) cơ sở dữ liệu trên localhost

Sau khi hoàn tất cài đặt, các bạn nhìn xuống phía dưới ngay chỗ Select Database và chọn database chứa dữ liệu của blog.

Chọn database cần backup

Sau đó bạn chọn backup ở phía trên.

Backup database

Và chọn Start New Backup

Backup database

Và nếu backup thành công thì sẽ nhận được thông báo sau

Backup database thành công

Xong, công việc còn lại của bạn là copy file database đã backup trong thư mụcmsd1.24.4/work/backup trên localhost ra một nơi nào đấy để chút nữa cần đến.

3. Cài đặt MySQLDumper trên hosting

Cách cài đặt tương tự như hướng dẫn trên.

4. Khôi phục database trên hosting

Upload file database đã backup khi này lên thư mục work/backup trong thư mục mysqldumper trên hosting.

Sau đó truy cập vào MySQLDumper, chọn database như ở bước này. Sau đó chọn mục Restore phía trên.

Phục hồi cơ sở dữ liệu

Ở đây bạn sẽ chọn file database cần phục hồi vào. Sau khi chọn xong thì nhấn nút restore phía trên.

Và đây là thông báo thành công.

Phục hồi dữ liệu thành công

5. Chỉnh sửa Site URL trong database

Để sửa được thì bạn truy cập vào PhpMyAdmin trên hosting, bạn có thể dễ dàng tìm thấy nó trong Cpanel của các hosting thông dụng.

Sau đó các bạn tìm tới database WordPress của bạn trong PhpMyAdmin, tìm tới table wp_options và nhấn nút Browse để browse nó ra.

Tìm tới options_name tên là siteurl và nhấn vào nút edit để thay đổi nó thành link blog của bạn.

Sửa xong thì nhấn nút Go để hoàn tất.

6. Sửa web address trong wp-admin

Sau khi sửa site URL trong PhpMyAdmin, blog vẫn sẽ chưa chạy bình thường. Bạn cần phải đăng nhập vào wp-admin, vào Settings -> General và sửa WordPress Address (URL) lại cho trùng với Site URL.

Cuối cùng: Upload bộ wordpress đã được hoàn thiện ở localhost lên hosting bình thường, sau đó sửa lại database, database username và password trong file wp-config.php tương ứng với database mà bạn đã tạo và phục hồi trên host. Bước này thì ai cũng biết cả rồi nên mình không viết thêm nhé.

© 2012, Tin Tâm Linh. ( Theo : www.tintamlinh.com )

Leave A Reply

This website uses cookies to improve your experience. We'll assume you're ok with this, but you can opt-out if you wish. AcceptRead More