Tượng 5 Mẹ Ngũ Hành: Ý nghĩa và thờ cúng

0

Ngũ Hành Nương Nương hay 5 mẹ Ngũ Hành là 5 vị thần đại diện cho năm yếu tố Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Tục thờ Ngũ Hành Nương Nương đã xuất hiện từ lâu và trở thành một nét đẹp trong văn hóa tín ngưỡng của người Việt. Tượng 5 mẹ Ngũ Hành không chỉ được thờ rộng rãi tại các miếu, đình, chùa mà còn được nhiều gia đình thỉnh về thờ tại gia.

5 Mẹ Ngũ Hành là ai?

Chúng ta thường nghe đến lễ vía Ngũ Hành Nương Nương hay lễ hội miếu bà Ngũ Hành nhưng ít ai rõ 5 mẹ Ngũ Hành là ai, được thờ phụng như thế nào và tục thờ này bắt đầu từ đâu. Được biết, Miếu Bà Ngũ hành được tặng 4 đạo sắc Thiên Y A Na Diễn Ngọc Phi Thượng Đẳng Thần. Năm 1850 lại được vua Tự Đức cấp 2 đạo sắc là Thủy Long Thần Nữ Thượng Đẳng Thần và Thiên Y A Na Thần Nữ Thượng Đẳng Thần.

Tục thờ Ngũ Hành Nương Nương ở Việt Nam

Năm mẹ Ngũ Hành còn được gọi là Ngũ Hành Nương Nương, Chúa Bà Ngũ Hành, Ngũ Hành Thần Nữ, Ngũ Hành Tiên Nương. Đây là một trong những tín ngưỡng dân gian đặc trưng ở Việt Nam, được thờ vô cùng phổ biến ở khu vực Nam Trung Bộ và Nam Bộ. Việc thờ Ngũ Hành Nương Nương xuất phát từ đặc điểm của nước ta, là đất nước có nền nông nghiệp lúa nước đặc biệt phát triển. Với mong cầu mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, cuộc sống ấm no thịnh vượng. Người dân đã hình tượng hóa và tin thờ Ngũ Hành Nương Nương.

Tục thờ Ngũ Hành Nương Nương đã xuất hiện từ lâu và được lâu truyền rộng rãi tại Việt Nam

Nói về tục thờ Ngũ Hành Nương Nương trước hết phải hiểu được về khái niệm Ngũ Hành. Ngũ Hành bắt nguồn từ quan niệm triết học của người Trung Quốc cổ, vạn vật đều được sinh ra từ năm nguyên tố cơ bản là Kim (kim loại), Mộc(cây cối), Thủy (nước), Hỏa (lửa), Thổ (đất). Năm yếu tố vật chất này tạo nên thế giới và có sự tương sinh, tương khắc với nhau. Ngũ hành luôn luân chuyển, biến đổi không ngừng, tồn tại mãi theo không gian và thời gian, là nền tảng sinh ra vạn vật.

Các học thuyết, quy luật ngũ hành được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực đời sống. Dần dần được du nhập vào Việt Nam, được biến đổi, tín ngưỡng hóa, trở thành nét tín ngưỡng riêng tại Việt Nam nói riêng và nhiều quốc gia Đông Á khác nói chung. Với sự tiếp nhận có chọn lọc, kết hợp cùng những tín ngưỡng văn hóa dân gian bản xứ, người Việt đưa thuyết ngũ hành vào thờ phụng. Trong đó, hình tượng đại diện là Chúa Bà Ngũ Hành hay Ngũ Hành Nương Nương. Tục thờ Năm mẹ Ngũ Hành được tiếp nhận và lưu truyền rộng rãi cho đến ngày nay, phổ biến nhất ở khu vực Nam Trung Bộ và Nam Bộ.

Ý nghĩa của thờ Ngũ Hành Nương Nương

Tượng Ngũ Hành Nương Nương thường được thờ trong các am, miếu, điện… Có rất nhiều miếu thờ lớn nhỏ ở khắp nơi, thường được gọi là miếu bà hay miếu ngũ hành, bên trong có đặt tượng thờ của 5 mẹ Ngũ Hành. Là một quốc gia phát triển với trụ cột là nền nông nghiệp lúa nước, do đó, năm mẹ Ngũ Hành được thờ phụng rộng rãi ở nước ta với ý nghĩa riêng biệt.

Năm vị Nữ thần Ngũ Hành được thờ phụng xuất phát từ niềm tin các bà có nhất quyền năng nhất định với đất, lửa, nước, kim loại, cây cối. Do đó, thờ các bà sẽ giúp phù hộ cho đời sống sinh hoạt của người dân trong xã hội nông nghiệp, giúp cho đất đai trù phú, củi lửa hanh thông, cây cối tốt tươi, nguồn nước dồi dào, phù hợp với những cư dân trong quá trình khai hoang, trồng trọt.

Tượng 5 Mẹ Ngũ Hành: Ý nghĩa và thờ cúng

Ngũ Hành Nương Nương là mẹ sinh dưỡng của muôn loài, đồng thời cũng là hiện thân của sự cai quản, chăm sóc tự nhiên, giúp mưa thuận gió hòa, cuộc sống ấm yên, bình an, hạnh phúc, mang đến những điều tốt đẹp cho con người. Việc thờ 5 mẹ Ngũ Hành cũng mang ý nghĩa mong cầu quốc thái dân an, cuộc sống ấm no, gia đình được nhiều điều tốt lành, vạn sự hanh thông, đa phúc đa lộc.

Ngũ Hành Nương Nương là tín ngưỡng dân gian, tuy nhiên, các bà vẫn được ở một số ngôi chùa cổ như chùa Vạn Thọ (Quận 1), chùa Phổ Đà Quan Âm (Gò Vấp), chùa Bình An (Bình Tân)… Dân gian tin rằng, Các Bà là những vị thần giáng thế giúp đỡ cho dân chúng, thờ các bà sẽ được phù hộ, độ trì. Đồng thời, việc thờ phụng cũng là cách mà nhân dân thể hiện niềm tin và sự nhớ ơn đến các Bà.

Theo dân gian, Ngũ Hành Nương Nương liên quan đến các nghề như đất đai (nông nghiệp), kim khí (công nghiệp), sông nước (ngư nghiệp), gỗ (lâm nghiệp), củi lửa (tiểu thủ công nghiệp)… Các Bà có những quyền năng liên quan đến mọi ngành nghề, có thể ban lộc cho nông dân, ngư dân, thợ thủ công… Từ đó giúp người thờ được làm ăn thuận lợi, công việc, cuộc sống được suôn sẻ, có của ăn, của để, tài lộc dồi dào.

Tượng thờ 5 mẹ Ngũ Hành với 5 bức tượng có màu sắc y áo riêng biệt

Cách thỉnh và thờ 5 mẹ Ngũ Hành

Việc thờ cúng 5 mẹ Ngũ Hành đã trở thành một tục lệ, một nét đẹp trong văn hóa tín ngưỡng của người dân khu vực phía Nam nói riêng và người Việt nói chung. Có thể thấy mức độ phổ biến thông qua việc có rất nhiều am, miếu thờ 5 vị này. Không chỉ được thờ ở các ngôi miếu, đình lớn riêng biệt, có rất nhiều gia đình thỉnh và thờ 5 mẹ Ngũ Hành tại nhà để cầu bình an, may mắn, gia đạo ấm êm, cuộc sống suôn sẻ.

Tượng 5 Mẹ Ngũ Hành: Ý nghĩa và thờ cúng

Cách thỉnh 5 mẹ Ngũ Hành

Nhìn chung cách thờ 5 mẹ Ngũ Hành tại nhà cũng tương đối giống với các vị thần khác. Gia chủ có thể lập một bàn thờ, miếu thờ nhỏ ở vị trí thích hợp. Chuẩn bị đầy đủ các vật phẩm thờ cần thiết như bát hương, lọ hoa, chóe nước, đĩa trái cây… Sau đó chọn mẫu tượng thờ phù hợp, chọn địa chỉ đáng tin cậy để thỉnh tượng thờ và tiến hành khai quang điểm nhãn cho tượng.

Sau khi đã chọn được mẫu tượng thờ phù hợp. Gia chủ sắm sửa lễ vật, chọn ngày đẹp, giờ đẹp và thỉnh 5 mẹ Ngũ Hành về rồi làm lễ an vị tượng. Như đã đề cập, miếu thờ Ngũ Hành Nương Nương được lập ở rất nhiều nơi, có nơi thờ ở am thờ nhỏ, có nơi có bàn thờ riêng. Có thể thờ trong nhà, trên đất thổ cư hoặc vườn tược của mình đều được. Cũng có nhiều nhà dựng một ngôi miếu thờ Bà thật nhỏ rồi đặt ở cạnh chuồng gà vịt hay các ao nuôi cá, các vị trí phù hợp để thờ cúng.

Tượng 5 Mẹ Ngũ Hành Bằng Poly MNH-002

Tượng 5 mẹ Ngũ Hành

Tượng 5 mẹ Ngũ Hành rất quan trọng khi thờ cúng các Bà. Lập miếu thờ, bàn thờ Ngũ Hành Nương Nương thì không thể không có tượng thờ. Hiện nay, tượng thờ được chế tác vô cùng tinh xảo theo khuôn mẫu truyền thống. Bộ tượng bao gồm 5 tượng thể hiện 5 vị nương nương trong tư thế ngồi trang nghiêm, trang phục tinh tươm, sang trọng. Trên đầu là mũ mão, thân đeo thắt lưng, hai tay đặt trước ngực dáng vẻ đoan trang, cao quý.

Tượng 5 mẹ Ngũ Hành có thể được chế tác từ nhiều chất liệu khác nhau. Tuy nhiên, các mẫu tượng bằng bột đá cao cấp thường được ưa chuộng hơn hết. Lý do là tượng có tính thẩm mỹ và độ bền cao, có thể thỉnh và thờ trong thời gian dài mà không cần lo lắng tượng hư hỏng, xuống cấp.

FAQs

1. Tại sao việc thờ 5 mẹ Ngũ Hành quan trọng?

Việc thờ 5 mẹ Ngũ Hành là một nét đẹp văn hóa tín ngưỡng của người dân Việt Nam. Thờ các bà có ý nghĩa phù hộ cho đời sống sinh hoạt, mang lại may mắn, bình an và hạnh phúc cho gia đình.

2. Tượng 5 mẹ Ngũ Hành có thể chế tác từ chất liệu nào?

Tượng 5 mẹ Ngũ Hành có thể được chế tác từ nhiều chất liệu khác nhau, nhưng các mẫu bằng bột đá cao cấp thường được ưa chuộng hơn vì tính thẩm mỹ và độ bền cao.

3. Cách thờ Ngũ Hành Nương Nương tại nhà như thế nào?

Đầu tiên, lập một bàn thờ, miếu thờ nhỏ ở vị trí thích hợp. Chuẩn bị đầy đủ các vật phẩm thờ cần thiết. Sau đó, chọn mẫu tượng thờ phù hợp và tiến hành khai quang điểm nhãn cho tượng. Dâng lễ vật và thờ phượng với sự thành tâm và tôn kính.

Kết luận

Thờ cúng 5 mẹ Ngũ Hành là một phần không thể thiếu trong văn hóa tín ngưỡng của người Việt Nam. Việc thờ các bà mang lại ý nghĩa may mắn, bình an và hạnh phúc cho gia đình. Hãy dành thời gian và tôn kính thờ cúng các bà để mong cầu được những điều tốt đẹp trong cuộc sống.

© 2023, Tin Tâm Linh. ( Theo : www.tintamlinh.com )

Leave A Reply

This website uses cookies to improve your experience. We'll assume you're ok with this, but you can opt-out if you wish. Accept Read More