Cúng Ông Công – Ông Táo

0
Theo ý kiến của nhiều bạn hỏi PTPK về cách cúng Táo Quân ngày 23 tháng chạp. PTPK xin trích dẫn đăng bài văn cúng mọi người Tham Khảo.
I) Ông Công – Ông Táo Là Ai :
Thần Táo Quân trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam được hiểu nôm na là vua bếp, ba ông đầu rau hay ông núc vốn, là ba vị thần :
  1. Thổ Công trông lo việc bếp.
  2. Thổ Địa trông nom việc nhà.
  3.  Thổ Kỳ trông nom việc chợ búa cho đàn bà và việc sản sinh của vật nuôi và cây trồng trong gia đình. 

   Gộp lại cả ba vị Thổ Công, Thổ Địa, Thổ Kỳ được gọi là Táo Quân với nhiệm vụ định phúc cho cả gia đình. Người Việt quan niệm ba vị Thần Táo (hay vua Bếp) định đoạt cát hung, phước đức cho gia đình, phước đức này do việc làm đúng đạo lý của gia chủ và những người trong nhà. Với mong muốn Thần Bếp sẽ “phù hộ” cho gia đình mình được nhiều may mắn, nên hàng năm Tết đến. Vào ngày 23 tháng Chạp, người ta thường làm lễ tiễn đưa Táo Quân chầu trời một cách long trọng.

Lễ vật cúng Táo Quân gồm có: mũ ông công ba cỗ hay ba chiếc (hai mũ đàn ông và một mũ đàn bà). Mũ dành cho các ông Táo thì có hai cánh chuồn, mũ Táo bà thì không có cánh chuồn. Những mũ này được trang sức với các gương nhỏ hình tròn lóng lánh và những giây kim tuyết màu sắc sặc sỡ. Để giản tiện, cũng có khi người ta chỉ cúng tượng trưng một cỗ mũ ông công (có hai cánh chuồn) lại kèm theo một chiếc áo và một đôi hia bằng giấỵ Màu sắc của mũ, áo hay hia ông công thay đổi hàng năm theo ngũ hành: + Năm hành kim thì dùng màu vàng + Năm hành mộc thì dùng màu trắng + Năm hành thủy thì dùng màu xanh + Năm hành hỏa thì dùng màu đỏ + Năm hành thổ thì dùng màu đen
II) Chuẩn Bị Đồ Lễ :
1) Bộ quần áo Ông Công.
2) Một con cá chép (nên chọn loại chép đỏ), thả trong chậu nước. Khi cúng xong thì thả cá ra sông, hồ, ao… Có nơi thì dùng cá bằng giấy tượng trưng, hoặc cá chép rán. Tuy nhiên theo đúng phong tục thì nên dùng cá sống là tốt nhất.
3) Một tập giấy tiền, vàng mã 4) quả cau, lá trầu, lọ hoa đào nhỏ, lọ hoa cúc, đĩa hoa quả, ấm trà. 5) Một mâm cơm cúng, mâm cơm này thì tùy từng nhà. Ở đây PTPK đưa ra một số thứ để các bạn tham khảo.
1) Một đĩa gạo 2) Một đĩa muối 3) Năm lạng thịt vai luộc 4) Một bát canh mọc 5) Một đĩa xào thập cẩm 6) Một đĩa giò 7) Một đĩa xôi gấc, 8) Một đĩa chè kho 9) Ba chén rượu
III) Văn Khấn Và Cách Cúng. – Sau khi chuẩn bị xong đầy đủ thì mọi người bắt đầu cúng, lưu ý phải cúng trước giờ Ngọ (Tức là trước 12h trưa). – Đúng theo quan niệm của người xưa,thì cúng Ông Công – Ông Táo là ở dưới bếp, vì thờ 3 vị Nhất Gia Chi Chủ ở đây.Nhưng ngày nay một số nơi thì thờ 3 vị chung trên ban thờ gia tiên, vì vậy có thể bày và cúng tại ban thờ nhà mình. Cũng xin nói thêm hiện nay nhiều nhà đặt bát hương thờ Thổ Công chung với gia tiên cũng không đúng, ở đây PTPK không phân tích và nói đến vấn đề này. – Cúng xong toàn bộ thì vàng mã đem đi hóa hết, còn cá thì thả xuống sông, hồ… – Cuối cùng bạn có thể lau ban thờ, bát hương, rút vợi chân nhang…
Văn Cúng Táo Quân

Con kính lạy ngài Đông Trù Tư Mệnh Táo Phủ Thần Quân. Tín chủ chúng con là: ………… Ngụ tại: …………………………. Hôm nay là ngày 23 tháng Chạp, tín chủ chúng con thành tâm, sắp sửa hương hoa vật phẩm, xiêm hài áo mũ, kính dâng Tôn thần. Thắp nén tâm hương tín chủ con thành tâm kính bái. Chúng con kính mời ngài Đông Trù Tư Mệnh Táo phủ Thần quân hiển linh trước án thụ hưởng lễ vật. Phỏng theo lệ cũ, ngài là vị chủ, ngũ tự Gia Thần, soi xét lòng trần, Táo quân chứng giám. Trong năm sai phạm, các tội lỗi lầm, cúi xin Tôn thần, gia ân châm chước. Ban lộc ban phước, phù hộ toàn gia, trai gái trẻ già, an ninh khang thái. Dãi tấm lòng thành cúi xin chứng giám.

Phục duy cẩn cáo!

© 2017, Tin Tâm Linh. ( Theo : www.tintamlinh.com )

Leave A Reply

This website uses cookies to improve your experience. We'll assume you're ok with this, but you can opt-out if you wish. Accept Read More