Oan Hồn Người Vợ Trẻ

0
(xuangiao.com)-Tên Truyện : Oan Hồn Người Vợ Trẻ
Thể Loại : Kinh Dị
Tác Giả : Chưa Rõ …….
Đây là 1 câu truyện do mình láy từ cái USB của thằng bạn , chưa rõ danh tính tác giả , nhưng sẽ sớm update nguồn + tên tác giả cho các bạn
Lời mở đầu
Được sinh ra từ những ám ảnh huyền thoại – trong cơn kỳ hứng quái dị với lối viết tài tình của các tác giả, những câu chuyện là những tác phẩm văn học hư cấu trong không gian huyền ảo, hấp dẫn, lôi cuốn người đọc, ngoài giá trị văn học là giá trị giải trí rất cao. Không chỉ đơn thuần là sản phẩm để giải trí, trong câu chuyện ma quái, rùng rợn, những vấn đề của xã hội được gói ghém kín đáo và bung ra đúng lúc, sau những tình tiết hồi hộp và gay cấn độc giả cũng có cái mà suy nghĩ. Với lối cấu tứ lớp lang, mang tính nghệ thuật cao và bí hiểm, người đọc sẽ đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác, nhưng cuối cùng cũng nhận ra rằng: sự phản bội và tráo trở, bản chất ma quỉ trong tâm trí kẻ ác còn đáng sợ hơn cả bóng ma của cõi chết; sự biến dạng của nhân cách với dã tâm bệnh hoạn còn kinh dị hơn cả sự biến dạng thể xác của kẻ xấu số chết oan. Kể từ lúc đọc những trang đầu tiên và cho đến trang cuối cùng, dù có chút sợ hãi nhưng cũng sẽ dần nguôi ngoai, nhưng lại là sự so sánh cái tình của ma mà lại đắm say tha thiết, chân thật cũng như tình người; không có sức mạnh nào bằng sức mạnh của tự nhiên, con người nếu xúc phạm, tàn hại tự nhiên thì sớm muộn gì tự nhiên cũng bắt con người trả giá… Để rút ra rằng: Lấy oán trả oán, oán ấy chồng chất; lấy ân trả oán, oán ấy tiêu tan. Và thay vì sâu hận hay oán thù chúng ta hãy mở lòng độ lượng, thương yêu để tâm hồn thanh thản, cảm nhận được niềm an vui, hạnh phúc.
Chapter 1
Về đây đã hai ngày rồi mà Thiện vẫn chưa bước ra tới đầu ngõ. Suốt ngày anh chỉ quanh quẩn trong khuôn viên ngôi nhà mà người bạn đã có nhã ý cho mượn để Thiện ở trong hai tháng hầu hoàn thành luận án tiến sĩ mà anh sẽ trình trong tháng sau, có nghĩa là sau lễ cưới chưa đầy hai tuần. – Cậu gì ơi! Thiện quay lại đã thấy một ông lão đang vẫy tay về phía mình. Ngạc nhiên, nhưng Thiện vẫn bước ra cổng lễ phép hỏi: – Dạ, bác kêu cháu? – Phải. Thấy cậu là người lạ, hình như một tới nơi này sao chưa đi chơi quanh đây, cảnh ở đâu đẹp lắm. Thiện hơi bất ngờ về sự quan tâm của ông lão, tuy nhiên anh vẫn thấy thích thú bởi sự quan tâm này: – Dạ thưa bác, lúy nữa này cháu còn hơi mệt nên chưa ra ngoài. Có lẽ lát nữa cháu sẽ đi. Cháu cũng nghe nói nơi này cảnh quang đẹp lắm. – Nếu cậu có hứng thú thì đi theo lão, lão có biết một nơi lạ lắm, chắc là cậu sẽ thích! Tự dưng Thiện đâm ra tò mò và anh cũng bất ngờ với chính mình khi nhận lời: – Dạ, cháu sẽ đi với bác. Anh định thở vào lấy theo chiếc máy ảnh, nhưng như biết ý ông lão nói: – Cậu không nên chụp hình nơi nào mình thấy nó không thích hợp để chụp hình. Tuy thắc mắc, nhưng thấy chưa tiện hỏi nên Thiện im lặng đi theo. Chừng hơn mười lăm phút sau, Thiện đã phải ồ lên: – Đẹp quá! Ông lão cười hiền hòa: – Chỉ mới một phần thôi, cái bác này càng bước sâu vào bên trong càng đẹp. Cậu thích ở đây hay còn muốn tới chỗ kia, nơi có một hang động rất ngộ nghĩnh? Vừa nghe, Thiện đã thích thú nay: – Gần không bác? – Cách chỉ chưa đầy hai trăm mét. Nếu muốn cậu có thể theo tôi. – Dạ, bác cho cháu đi với! Thiện chạy theo được một đoạn thì lại phải reo lên: – Đẹp quá! Cái thác nước này quá đẹp nhưng chỉ tiếc là con người chưa biết khai thác nó. Ở Đà Lạt này người ta chưa biết tới nó, chỉ quanh quẩn nào Datanla, Cam Ly, Prenn, Gougah, Pongour. Nó bị bỏ quên cậu ơi! – Đây là thác Dambri, nó đẹp nhất trong cái thác ở vùng này vậy mà cho tới năm Tân Hợi này vẫn chưa ai nghĩ tới huyện khai thác nó. Đó, cậu thử nhìn xem. Thiện mải mê nhìn ngắm, khi quay lại thì chẳng còn thấy ông lão đâu. Anh kêu lên: – Bác ơi! Không nghe tiếng đáp, Thiện đành phải một mình bước tới. Nghĩ là ông lão ở trong động đá trước mặt, nên Thiện lại gọi: – Bác ơi! Lần này không có tiếng đáp cha ông cụ, mà chỉ có tiếng dội lại từ tiếng gọi của anh. Thiện bước vào hang động với đầu óc trống rỗng, cho đến khi anh giật mình bởi trước mắt là một tảng đá rất to, chứ chẳng còn lối đi nữa. Thì ra đây chỉ là một hang động rất nông, không thể gọi là một hang động như nhiều hang động sâu hun hút khác. Hơi thất vọng bởi lời giới thiệu về hang động của ông lão, anh vừa định quay ra thì chợt thoáng thấy có những dòng chữ trên vách đá chắn ngang. Những dòng chữ này lúc mới vào chưa quen nhìn trong bóng tối thì không thể nhìn thấy, còn bây giờ Thiện có thể đọc được từng chữ một… “Một thuở yêu người, ngàn năm không hết nhớ… Nửa tuần trăng mật, suốt kiếp khó phôi pha…”. Bài thơ còn khá dài, nhưng trong bóng tối không thể đọc hết được một lúc, nên Thiện phải mò mẫm khá lâu… Cuối cùng anh phải ngừng lại vì ở đoạn sâu do màu đá sậm lên rất khó đọc. Tuy nhiên với hai câu trên Thiện cảm giác thích thú, anh cứ lẩm nhẩm đọc lại nhiều lần, đến thuộc lòng. Một thuở yêu người, ngàn năm không hết nhớ… Nửa tuần tăng mật, suốt kiếp khó phôi pha… Mải mê đọc thơ mà Thiện quên cả thời gian. Khi anh bước ra ngoài thấy mặt trời đã lên khỏi đỉnh đầu. Nhìn đồng đồ tay, Thiện giật mình: – Đã hơn ba giờ rồi! Thiện tìm ông lão một lần nữa nhưng cũng chẳng thấy đâu. Khi anh về nhà thì chị giúp việc đã đưa một cái túi bằng thổ cẩm và nói rất rõ ràng: – Của một cô gái lạ gửi cho cậu. Cô ấy nhắn rằng, cậu đừng mất công tìm hiểu xem cô ấy là ai, bởi rồi đây cô ấy sẽ trở lại gặp cậu. Đã nghe chị ấy nói như vậy thì Thiện còn hỏi gì nữa. Anh cầm cái túi định xem bên trong chứa vật gì, nhưng chỉ giúp việc đã nói: – Cô ấy dặn cậu chỉ được mở ra khi ờ phòng riêng. Thiện về phòng mở chiếc túi ra ngay và thật bất ngờ khi thấy có một bộ quần áo nữ bằng lụa rất đẹp trong đó. Lại là bộ đồ ngủ! Hầu như suốt từ đó đến tối Thiện không tài nào nghĩ ra người gửi giỏ đồ cho mình là ai. Có hỏi lại chị người làm Tư Thủy thì cũng chẳng hiểu thêm được thêm chút gì, nên Thiện chỉ biết mang thắc mắc đó cho đến lúc đi ngủ. Mà nào có dễ ngủ đâu, phải đến hơn mười hai giờ thì Thiện mới chợp mắt được… – Người gì mà ngủ như chết, khách vào nhà cũng không hay! Lúc đầu tuy có nghe giọng nói đó, nhưng Thiện cứ tưởng mình nằm mơ, nên anh vẫn nằm im. Sau nửa phút thì giọng ấy lại cất lên: – Giữ đồ của người ta mà không trả thì làm sao đây? Lạnh lắm! Thiện cảm giác như có ai đó chạm vào chân mình, rất nhột, nên phải bật dậy. Và một lần nữa giọng nói lại cất lên, lần này ngay sát tai anh: – Trả bộ đồ cho em! Thiện lạnh cả người, anh còn đang lúng túng thì bàn tay của một phụ nữ đã chạm vào tay mình, cùng với lời thúc giục: – Mau trả lại bộ đồ cho em, em lạnh lắm! – Cô… cô là… Câu nói của Thiện chưa dứt thì vô tình trong lúc sờ soạng anh đã chạm vào một tấm thân với quần áo đẫm nước, lạnh như băng! – Cô… Thiện chỉ nói được tới đó, rồi người như bất động, chỉ cử động được khi đã có sự tiếp sức của người con gái lúc ấy gần như đã ghì chặt lấy anh, đầu nàng ta gục vào cổ anh như đang hút máu! Trong khi Thiện như bị điện giật, máu trong người như buôn chảy ra không kiểm soát được thì giọng nàng thân thiết hơn: – Lát nữa em lấy lại bộ đồ đó nghe! Thiện cố nói cho rõ ràng, bởi lúc ấy anh hầu như không còn kiểm soát được mình: – Cô là người gửi tôi cái giỏ? – Chứ còn ai dám vào đây khi anh nợ em bộ đồ! – Nhưng… cô gửi, chứ nào tôi có ý lấy đâu? – Nhưng tại sao em lại gửi cho anh chứ không phải là ai khác? – Cái đó… Thiện ấp úng đến tội nghiệp, trong lúc cô nàng chủ động đẩy anh nằm xuống và nói một cách cương quyết: – Lát nữa chính anh phải mặc đồ lại cho em, nếu không thì em lại… tồng ngồng như lúc đến mà ra về đó. Thiện giật mình: – Cô tới đây mà không… mặc gì hết? Cô gái cười khúc khích: – Mặc, nhưng ướt hết rồi! – Nhưng… nhưng lỡ có ai thấy thì sao? Nàng đáp tỉnh khô: – Có người thấy rồi! Thiện hốt hoảng: – Trời ơi, người ta thấy thì… Nàng lại cười ngặt nghẽo: – Người duy nhất nếu có thấy thì là anh! Như bây giờ… Thiện thở phào: – Vậy mà cứ tưởng… Thiện không nói thêm được lời nào nữa và hầu như hoàn toàn bất động. Cô gái lại nói thì thầm bên tai anh: – Anh còn nợ em điều này nữa. Bài thơ mà anh thuộc lòng là của em. Thiện reo lên: – Em đã viết lên vách đá, thảo nào nét chữ bay bướm quá nhĩ! – Thuộc thơ của người ta vậy mà chẳng nghe đọc lại gì hết! Hay là đã quên ngay rồi? Thiện buột miệng đọc ngay hai câu thơ thuộc từ vách đá. Xong, anh đột ngột hỏi: – Cô là gái đã có chồng? Cô nàng chợt thở dài rồi im lặng, chứ không luôn miệng liến thoắng như lúc đầu. Thiện nghĩ có lẽ mình đã chạm vào tự ái cô ta nên lên tiếng: – Tôi xin lỗi… Anh muốn bật dậy nhưng lúc ấy tuy cô nàng không đè cắn cổ anh nữa, nhưng Thiện cũng không làm sao nhúc nhích được. Anh đành lặp lại câu nói: – Tôi xin lỗi… – Chỉ xin lỗi suông vậy thôi sao? Nợ người đến hai lần, mà bây giờ… – Thế cô muốn tôi phải làm sao nữa? – Anh phải cưới em! Câu nói đó khiến cho Thiện hốt hoảng: – Cô nói sao? – Anh phải cưới em để trả hết nợ! Nàng vừa nói xong thì nhảy xuống giường liền. Lúc này Thiện mới cử động được, anh nhảy theo. Nhưng thoắt một gái, nàng đã rất nhanh bước ra khỏi phòng. Lúc này Thiện mới hoàn hồn bước theo. Chẳng thấy bóng dáng nàng ta đâu… Chợt ngớ đến bộ quần áo trong giỏ xách, Thiện lấy và chạy theo ra tới vườn ngoài. Anh gọi lớn: – Cô… cô gì ơi! Sáng hôm sau khi tỉnh dậy, Thiện nhìn thấy chiếc giỏ xách vẫn còn đó, nhưng khi xem lại thì bên trong không có bộ quần áo mà thay vào đó là một đôi dép nữ. Như vậy có nghĩa là lúc anh ngủ cô gái đã trở lại. – Cô gì ơi! Thiện gọi lần nữa nhưng cũng như lần trước, anh lại thất vọng. Đặt chân xuống giường, tính bước ra ngoài và Thiện phát hiện là toàn thân mình đau nhức như vừa trải qua cơn bạo bệnh. Phải đến hơn sáu giờ thì cơn choáng váng trong anh mới đỡ dần, Thiện lại gấp gáp trở ra thác nước. Dưới chân tảng đá bài thơ, có bộ quần áo vứt bừa ra đó, bên cạnh có một chiếc lá to nằm đè lên. Thiện định vứt chiếc lá đi để cầm bộ đồ lên xem thì chợt nhìn thấy trên lá có lòng chữ viết vội: “Giặt sạch rồi mắc trong phòng, em sẽ tới lấy! Cám ơn trước – Yến Vỹ”. Thiện giật mình: – Cô nàng tên là Yến Vỹ? Nhìn kỹ lại bài thơ trên vách đá, bên dưới có hai chữ viết tắt YV. – Thơ của cô ấy! Thiện còn đang tần ngần thì chợt nghe có tiếng nói phía sau lưng: – Sao bây giờ cậu mới ra? Quay lại thì thấy ông lão hôm qua đang đứng nhìn mình chăm chú, Thiện reo lên: – Kìa bác, cháu đang muốn tìm… Ông lão vẫn nụ cười hiền hòa: – Bác biết. Nhưng phải để cho cậu gặp cô ấy đã… – Cô Yến Vỹ? Ông lão nhẹ gật đầu: – Phải. – Bác biết cô ấy? – Chẳng những biết mà còn thân nữa. – Bác và cô ấy có quan hệ thế nào? Tại sao… Giọng ông lão buồn buồn: – Ta chính là… ông ngoại của nó. Tội nghiệp con nhỏ, chỉ một ngần ấy tuổi đầu mà đã vướng bao nhiêu khổ đau cho đến lúc chết vẫn không yên thân! Câu nói của ông ta khiến Thiện giật mình: – Bác nói sao? Cô… cô ấy đã chết? Cô Yến Vỹ… Giọng ông gần như khóc: – Nó đã là người cõi âm rồi! Thiện nhớ lại cuộc gặp gỡ đêm qua mà bắt rùng mình. Giọng anh run run: – Vậy sao cháu và cô ấy mới gặp đêm qua? Cô ấy… Ông lão chợt nói: – Tốt hơn hết là cậu hãy chấm dứt quan hệ với nó… – Nhưng thưa bác, cháu muốn một lần nữa gặp để… Xua tay nhanh, ông lão nghiêm giọng: – Không nên! Một lần là quá đủ. Cậu đã giúp cháu nó như vậy là coi như cậu đã hy sinh rồi. Tôi không muốn lại có thêm một mạng người nữa… Thiện hốt hoảng: – Bác nói mạng người nào? Ông lão bỗng ôm mặt như đang ân hận điều gì, giọng ông trở nên khó nghe: – Tôi chẳng qua là… chiều lòng nó… nó bảo phải tìm cho ra người nhà họ Đoàn… mà cậu là người đầu tiên và chắc cũng là người duy nhất… Thiện quá đỗi ngạc nhiên: – Người họ Đoàn? Nhưng cháu đâu phải người họ ấy. Cháu họ Dương mà. Cháu là bạn của nhà ấy. Ông lão vụt ngẩng lên, sắc mặt biến đổi: – Cậu nói… cậu không phải họ Đoàn? – Dạ, hoàn toàn không. Cháu chỉ tới ở trọ trong nhà ấy một thời gian thôi. Nhưng có chuyện gì vậy bác? Ông lão kêu lên hai tiếng trời ơi, rồi lại ôm lấy đầu: – Tôi đã sai rồi! Tôi hại cậu rồi! Thiện ngơ ngác: – Chuyện gì vậy bác? Bác có làm gì cháu đâu? Ông già bất thần chụp tay Thiện, hỏi lớn: – Cháu và nó đã có… làm gì với nhau chưa? Thiện không định nói, nhưng sau khi nghe ông lặp lại lần thứ hai với vẻ mặt hốt hoảng, anh đành phải gật đầu: – Dạ có… Ông lão buông tay ra, thảng thốt: – Trời ơi! Ông như muốn bỏ chạy đi, cũng may là Thiện chụp lại kịp: – Bác nói rõ hơn cho cháu nghe. Hại là hại thế nào? Ông lão suy sụp hoàn toàn. Người ông co rúm lại, giọng trở nên thều thào: – Chỉ vì quá thương cháu, thấy nó chịu cảnh thảm thương đó nên ta mới đành lòng… chứ ta đâu có muốn thêm một mạng người nữa bị chết oan… Một mình nó là đủ rồi… – Bác nói gì cháu không hiểu? Bất chợt lão đưa tay chỉ vào Thiện và nói: – Cậu chính là… người tiếp theo! Thiện ngơ ngác: – Cháu! Nhưng tiếp theo để làm gì? – Để chết! Câu trả lời rất rõ ràng, nhưng Thiện cứ nghĩ mình nghe lầm: – Bác nói… Không để cho Thiện nói thêm, ông lão nói một hơi: – Con Yến Vỹ bị người ta hại phải chết oan, hồn phách nó lang thang không nơi nương tựa nên ta phải luôn theo nó, nuôi nó hết chốn này đến chốn khác, cũng chỉ muốn có có cái ăn, cái mặt để không phải làm con ma đói. Nhưng chính ta cũng không ngờ là sự lang thang của vong hồn nó là có ý đồ… Nó muốn tầm thù. Nó muốn trả thù nhà họ Đoàn! – Vậy cô ấy đã làm được chưa? Lại chỉ vào Thiện một lần nữa: – Gặp rồi, là cậu đó! Thiện trợn tròn mắt: – Sao lại là cháu? Ông già thở dài: – Có thể do lầm lẫn thôi. Con Yến Vỹ bảo ta đi tìm người nhà họ Đoàn, một nam nhân, khi thấy cậu xuất hiện trong ngôi nhà đó sau hơn hai chục năm không có ai ở, ta cứ tưởng đó chính là người mà cháu ta đang cần tìm, nên ta đã gặp cậu thuyết phác cậu tới nơi này để cho Yến Vỹ tiếp xúc và… Chợt hiểu ra, Thiện chép miệng: – Cháu bị hiểu lầm. Nhưng cháu nghĩ, rồi cô ấy sẽ nhớ ra, cô ấy đâu nỡ hại cháu! Ông lão lại thở dài: – Chậm mất rồi. Sau khi cậu và nó có quan hệ thân xác với nhau thì đã chậm quá rồi! Thiện giật mình: – Cháu đâu có ngờ… vả lại đó là cô ấy chủ động… Ông lão gật đầu: – Tất nhiên là do nó muốn rồi. Mà cậu có muốn biết tại sao nó lại làm vậy không? Ông ngừng một lúc rồi nói tiếp: – Vong hồn nó về báo cho ta biết rằng nó muốn được sớm đi đầu thai kiếp khác mà không được. Bởi ở cõi âm chỉ cho phép những người chết bình thường, chết do tuổi già hay đau bệnh được sớm tiêu diêu. Còn những người như nó thì phải kiếm người thế mạng mới được ra đi. Nó chọn nhà họ Đoàn, bởi nhà đó có mối hận thiên thu với nó. Chính họ đã cưỡng bức nó rồi giết chết, thả trôi theo dòng thác này. Chính nó… Ông lão hình như không còn sức để nói nữa… Rồi bất thần ông đứng lên, bước đi khập khiễng nhưng vẫn cố bước. Thiện lo sợ: – Vậy cháu phải làm sao đây bác? Ông nói vọng lại: – Để ta cố. Cậu gặp ta ở lầu… lầu… Chỉ nói được tới đó rồi ông ta gần như kiệt sức, ngã nằm dài trên đá. Thiện hốt hoảng chạy tới đỡ ông dậy: – Kìa bác, bác có sao không? Ông lão không động đậy nữa. Mắt ông ta nhắm nghiền chẳng khác người đã chết, Thiện hoảng quá, anh không kịp suy nghĩ thêm, đã bế xốc ông lên chạy bay về xóm dân cư gần đó. Đang chạy bỗng có người nhận ra, đã kêu lên: – Ông lão lang thang đây mà! Thiện dừng lại hỏi: – Chị biết ông lão này? Người phụ nữ kia đáp: – Biết chứ. Ông ấy là ông già cô đơn, không thân nhân, không biết nhà cửa ở đâu, nhưng về xóm này và cư ngụ trong ngôi nhà hoang gần nghĩa địa đằng kia. Ông lão bị sao vậy? – Ông bị ngất ở ngoài thác nước, tôi tình cờ… Chị nọ nói: – Cậu đã làm ơn thì làm ơn cho trót, đưa giùm ông ấy về nhà đi. Ngôi nhà hoang nó người ta hay gọi là lầu ma, gần nghĩa địa! Nói xong chị ta đi ngay. Thiện đành phải bế ông lão đi tiếp. Cũng may ngôi nhà gọi là lầu ma đó không xa, nên trước khi kiệt sức thì Thiện cũng đã đưa được ông lão vào nhà, sau khi một cậu bé đánh xe bò đi ngang qua đã xác định ông lão ngụ ở đây. Vừa ngẩng lên sau khi đặt ông lão xuống chiếc chõng tre, Thiện đã giật mình kêu lên: – Cô nàng? Anh thấy ở góc nhà có một chiếc bàn thờ, trên đó có một khung ảnh bán thân của một cô gái mà vừa chợt nhìn thấy Thiện đã kêu lên: – Yến Vỹ! Tiếng kêu của Thiện rất khẽ, gần như là kêu chỉ mình anh nghe, nhưng chẳng hiểu sao lại làm cho khung ảnh rơi xuống đất và vỡ toang! Hốt hoảng, Thiện vội cúi xuống nhặt nó lên. Trong lúc chạp vội, một ngón tay của anh đã bị cứa đứt khá sâu. Thiện cố nén đau để cầm được bức ảnh lên. Lúc này một bên khung kính đã bị bể, lộ ra một góc ảnh đã bị một vết máu rơi làm nhòe đi. Bằng phản ứng tự nhiên, Thiện lại chạm tay vào đó như để chặn vết máu loang nhiều hơn lên ảnh. Nhưng hành động của Thiện lại khiến cho vết máu loang ra rộng hơn, phút chốc nó loang tới trán và mắt. Chẳng hiểu sao, tự dưng vết máu đó chảy xuôi theo hai khóe mắt cua tấm ảnh và… tạo thành hai giọt nước mắt màu đỏ như máu! – Trời ơi! Thiện không phải ngạc nhiên mà là sợ! Anh gọi khẽ: – Cô Yến Vỹ, tôi xin lỗi… Anh định nói nữa, nhưng lúc ấy chẳng hiểu quá xúc động hay tay run vì mất máu, Thiện lại để khung ảnh rớt xuống lần nữa. Nhưng lần này nó không vỡ, trái lại khi vừa chạm đất thì tự nhiên nó bay trở lên và… đứng đúng vị trí ban đầu. Thiện chắp hai tay lại, khấn rất thành tâm: – Tôi xin lỗi đã xúc phạm tới cô. Lòng tôi không muốn… Lời nói đó của Thiện chưa dứt đã nhận ngay một cái tát vào mặt, mà chẳng thấy người tát là ai? Muốn kêu lên, nhưng lúc ấy chợt Thiện nhìn vào đôi mắt của cô gái, sau màu máu hình như hai tròng mắt đang lay động. Anh im lặng, bước lùi như muốn kiếm đường tháo lui! Bỗng phía sau lưng Thiện có người lên tiếng: – Cứu người là quan trọng, cớ sao lại để người ta nằm đó chứ? Quay lại không thấy ai, chỉ có ông lão nằm im như chết ở đó. Thiện không dám chần chừ, anh định bước ra ngoài để tìm mưa lọ dầu, nhưng thật bất ngờ, anh nhìn thấy ai đó đã để lọ dầu gió và một ly sữa nóng ngay bên cạnh ông lão. Thiện xoa dầu, lát sau ông lão tỉnh lại. Vừa nhìn thấy anh, ông đã nhẹ giọng nói: – Cậu đã thoát nạn bước đầu. Nhưng tốt hơn hết là đi đi. Cậu nên rời khỏi chỗ này sớm chừng nào tốt chừng ấy! Tôi xin lỗi cậu… Thiện vẫn chưa hết thắc mắc: – Nhưng bác xin lỗi về chuyện gì? – Chuyện tôi nhìn lầm cậu, cứ tưởng cậu là con cái nhà họ Đoàn. Để cậu lâm vào cảnh ngộ này là điều ngoài ý muốn. Nhìn thấy vết máu trên ngón tay Thiện, ông lão hốt hoảng nói: – Ai làm cậu chảy máu vậy? – Dạ, vừa rồi cháu vô tình làm rơi khung hình trên bàn thờ, mảnh kính vở đâm vào cháu… Ông lão bật ngồi dậy và nhìn về bức ảnh còn thấm máu, ông kêu lên: – Cậu cần phải đi ngay đi, kẻo không kịp nữa! Thiện kinh ngạc: – Chuyện gì vậy bác? – Máu của cậu đã thấm vào hồn ma của nó thì cậu nhập vào nó rồi, nó sẽ… Ông nói tới đó thì gần như nghẹt thở, giống như bị ai đó bóp cổ. Thiện phải hỏi to: – Bác làm sao vậy? Ông lão gần như líu lưỡi: – Đi… đi liền đi! Cậu đừng… Ông vội kéo mạnh Thiện xuống, khiến cho anh mất thăng bằng ngã nhoài đè lên thân thể ông. Anh chợt nghe một giọng nói rất khẽ từ miệng ông lão: – Được rồi, tôi trả nợ cho cậu… Tôi chết để cho cậu được sống… Rồi ông ta im lặng, hai tay xuôi xuống… Thiện hốt hoảng: – Bác! Anh đưa tay sờ lên mũi ông lão thì phát hiện ông đã ngừng thở… Từ Bảo Lộc về, Thiện bị bệnh nằm gần hai tuần. Người anh lúc nóng lúc lạnh và hễ cử nhắm mắt thì lại như nghe có ai đó gọi tên mình! Thiện phải uống thuốc an thần liên tục thì tình trạng đó mời chấm dứt. Nhưng có những điều mà Thiện chẳng thể nào hiểu nổi, đó là mỗi khi anh được mẹ nhắc tới ngày cưới thì anh nghe tiếng khóc nức nở ở đâu đó rất gần mà chẳng biết là ai. Bởi vậy sáng nay vừa thấy bóng mẹ bước vào phòng, Thiện đã phải lên tiếng trước: – Con biết rồi… bữa nay mình phải qua bên nhà Diệu Hương để lo cho lễ cưới. Má đừng nói gì hết, để con chuẩn bị. Thiện âm thầm chuẩn bị, thay quần áo và tự mang sính lễ rồi ra dấu cho mẹ cùng đi mà không dám nói gì. Như thế mà yên. Cho đến khi diễn ra cuộc nói chuyện giữa hai bên sui gia thì xảy ra một bất ngờ! Cô chị Diệu Hạnh chạy ra nói với mẹ: – Con Diệu Hương bỗng nhiên phát sốt rồi bứt tóc bứt tai la hét om sòm trong phòng! Bà Hai Phấn kinh hãi chạy vào ngay. Vừa nhìn thấy mẹ, Diệu Hương đã ôm chầm lấy và tiếp tục gào khóc. Bà Phấn lo sợ: – Con bị bệnh gì nói má nghe coi, đừng làm má sợ. Có má chồng con và thằng chồng… Bà nói tới đó thì Hương đã la lớn: – Đuổi anh ta về đi! Bảo anh ta đi đi! Bà Năm, mẹ của Thiện cũng có mặt ở ngoài, bà vội lên tiếng: – Có má đây con, thằng Thiện nó đang bị bệnh mà cũng ráng qua đây, nếu con bệnh nhiều thì để nó đưa đi khám thầy thuốc. Diệu Hương vùng la lớn: – Mấy người đi hết đi, tôi sợ mấy người! Bà Phấn thất thần: – Con sao vậy Hương? Bà nhìn sang Thiện cầu cứu: – Con coi nó bị sao vậy? Thiện nắm lấy tay Diệu Hương, bỗng anh kêu lên: – Tay em sao vậy? Cảm giác lạnh như băng đang chạy rần khắp thân thể Thiện, đồng thời anh bị đẩy lùi ra xa đến mấy mét! Hai bà mẹ đều kêu lên: – Sao vậy? Bà Năm kịp đỡ con mình, nhưng phải buông tay ra ngay, bởi hơi lạnh từ người Thiện truyền sang khiến bà phải kêu thét lên: – Con sao vậy Thiện? Thiện đang ngơ ngác nhìn Diệu Hương thì nàng đã lên tiếng: – Mấy người đi ra khỏi chỗ này ngay! Cả mẹ mình, Hương cũng xua đuổi: – Bà cũng đi ra luôn! Tôi bảo đi! Nhìn con với vẻ ái ngại, nhưng bà Phấn cũng đành phải kéo tay bà sui gia ra ngoài. Giọng bà run run: – Lạy trời lạy Phật, xin cho con tôi bình yên! Rồi bà gần như năn nỉ Thiện: – Con có cách nào giúp má với! Mẹ sợ quá… Thiện có một linh tính hơi lạ, anh lẩm bẩm: – Không lẽ… Rồi anh nói riêng với mẹ: – Má ở dây chờ con một lát. Anh bước vội ra ngoài trước sự ngạc nhiên của bà Phấn: – Nó đi đâu vậy chị sui? Bà Năm lắc đầu: – Tôi cũng không biết. Thiện bước thật nhanh về phía trước mặt, con đường hoàn toàn xa lạ nhưng như được ai đó đưa lối nên anh đi không chút lúng túng. Lát sau, dừng lại bên một cây to, nhìn xuống có một cái miếu nhỏ nằm dưới gốc cây, Thiện cúi xuống nhặt lên một chiếc khăn tay của ai đó, rồi nhanh tay cho vào túi quần và bước thật nhanh trở lại nhà. Bước vào nhà trước sự ngạc nhiên của hai bà mẹ: – Con đi đâu vậy? Thiện không đáp, anh đi thẳng vào phòng chỗ Diệu Hương đang nằm. Nhìn thấy cô nàng nhắm nghiền mắt như đang ngủ, Thiện nhẹ đặt chiếc khăn đó lên mặt cô, rồi bước lui ra khỏi phòng mà chẳng nói lời nào. Chừng năm phút sau, bỗng từ trong Diệu Hương bước ra, sắc diện bình thường, tươi tỉnh như chẳng có gì xảy ra. Bà Phấn kinh ngạc: – Con đây hả, Hương? Cô nàng cười tươi: – Chứ má tưởng con là ai? Chợt nhìn thấy chiếc khăn tay con đang cầm, bà Phấn càng ngạc nhiên hơn: – Phải chiếc khăn mà sáng sớm nay con quát ầm lên nói là phơi rồi bị mất đây không? Diệu Hương đáp tỉnh táo: – Anh Thiện mới vừa đem về cho con! Bà Năm hỏi con: – Con lấy nó ở đâu vậy? Thiện đáp: – Nơi người ta cố tình đem giấu. Bà Phấn ngạc nhiên: – Ai đem giấu? Thiện chưa kịp trả lời thì Diệu Hương đã nói: – Con cám ơn người đã trả lại cho con vật tưởng đã mất! Rồi cô như chẳng có chuyện gì xảy ra, quay sang mẹ: – Sao chưa lo đám cưới cho con vậy? Bà Phấn mừng khôn tả: – Con thật sự không còn… như lúc nãy phải không? Con làm má sợ quá… Diệu Hương giục: – Ngày mai là rước dâu rồi sao má còn ở đó nói lung tung gì vậy! Con có sao đâu? Bà Năm kề tai nói khẽ với bà sui: – Chắc nó bị cái gì ám lúc nãy, giờ thì chắc hết rồi. Cám ơn bề trên. Bà hỏi khẽ Thiện: – Con làm gì mà nó tỉnh lại vậy? Thiện lắc đầu: – Con đâu biết. Con chỉ đi lấy vật cô ấy mất đem về… – Sao con biết nơi chiếc khăn bị giấu? Thiện vẫn lắc đầu: – Con cũng không biết. Mà thật sự Thiện hoàn toàn không biết, bởi anh hành động như bị ai đó sai khiến. Mãi đến khi hai người đứng riêng ra ở một góc sân, Diệu Hương mới nói khẽ với anh: – Anh chậm một chút nữa thì đám cưới ngày mai coi như bỏ! Giọng nói của Hương nghe hơi lạ, nhưng ngoài Thiện ra khó ai mà hiểu được… Bà Phấn bàn tiếp với bà sui trai chuyện đám rước dâu ngày mai: – Như mình tính rồi, ngày mai khi bên chị qua thì bên này sẽ theo đưa dâu khoảng hai chục người. Nhưng cái khó cho bên tôi là hiện giờ ông cậu con Diệu Hương, người sẽ giúp đứng ra chủ hôn, đáng lý đã đến từ hôm qua, mà tới giờ này vẫn chưa thấy đến. Vậy nếu giờ chót mà cậu ấy vẫn chưa có mặt thì chắc phải nhờ người khác. Ngặt nỗi con Hương lại không chịu nhờ ai trong dòng họ ở đây cả, nó đòi phải đúng ông cậu đó thôi. Tôi đang lo… Vừa lúc ấy, từ ngoài cửa bước vào một người mà vừa trông thấy bà Phấn đã reo lên: – Cậu Tư, chờ cậu dài cổ ra, sao bây giờ mới qua? Một ông lão mà chẳng riêng bà Phấn ngạc nhiên, sự xuất hiện của ông đã làm cho Thiện trợn tròn mắt, kinh hoảng: – Kìa, sao… sao lại là bác? Đó là ông ngoại của Yến Vỹ, người đã chết khi bị Thiện ngã đè ở Dambri! Chính Thiện đích thân chôn cất cho ông trước khi về, sao bây giờ lại ở đây và… Anh không nghe ông lão nói, liền hỏi lại: – Sao bác lại… sống? Ông già ngơ ngác: – Cậu là ai? Mà sao tôi lại… không sống? Cả hai câu hỏi và đáp đó khiến cho hai bà mẹ đều ngơ ngác: – Con nói gì vậy Thiện? Con… quen với cậu Tư? Thiện không đáp câu hỏi của bà mẹ vợ, mà quay sang hỏi ông lão: – Bác thật sự không nhớ cháu? Chính con đã ở Dambri, đã chôn… Ông lão quay sang bà Phấn: – Phải thằng này là chồng con Diệu Hương không? Nó nói gì mà tôi không hiểu? Thiện nghi là ông ta không nhớ, nên cố nói: – Bác là ông ngoại của Yến Vỹ mà! Chính bác đã… Vừa nói tới đó thì Thiện nghẹn lại, như có ai chặn họng mình. Anh cố nói tiếp, nhưng càng cố thì có cảm giác ngạt thở. Trong khi đó thì giọng ông già vẫn thản nhiên: – Trai tráng bây giờ mới ngần này tuổi mà đã lẫn rồi! Tôi có gặp nó bao giờ đâu và tôi có ở Dambri gì đó đâu mà nó cứ cả quyết… Bà Năm phải nhắc con: – Chắc là con lầm với ai đó rồi. Thiện từ phút đó như người mất hồn. Ngồi nói chuyện mà thỉnh thoảng anh cứ liếc nhìn ông lão, khiến cho Diệu Hương cũng phải nói riêng với anh: – Để ý làm gì chuyện đó. Chúng ta đi ra sau vẫn đi. Em hái mấy thứ trái cây gửi về cho mấy đứa cháu bên nhà. Thiện theo cô ra ngoài mà vẫn không hết thắc mắc về ông lão. Lát sau anh không dừng được, phải nói: – Anh không thể lầm dược, ông ấy chính là… Lại một lần nữa, cổ họng anh như bị nghẹn lại và đầu óc Thiện quay cuồng! Anh lại nghe có tiếng khóc văng vẳng bên tai. Sau buổi sáng rước dâu về nhà, trong lúc cả nhà đang vui vẻ tiệc tùng thì ông cậu Tư, tức ông lão mà Thiện nhìn lầm là ông ngoại của Yến Vỹ đã đột ngột biến mất
nhozshin2
29-04-2012, 04:39 PM
Chapter 2
Sau bữa tiệc, bà Phấn đã đợi khá lâu rồi mới chịu về, sau khi nhắn lại với Thiện: – Có thể cậu ấy già rồi mà còn uống rượu nhiều nên đi đâu đó rồi bị lạc. Nếu cậu có về con nhờ người đưa cậu qua nhà giùm má. Thiện không thể nào hiểu nổi con người kỳ lạ này, nên anh quả quyết với vợ: – Anh chắc chắn ông cậu này có điều gì đó không bình thường! Diệu Hương vẫn dửng dưng: – Thì mặc cậu ấy. Bây giờ mình lo chuyện mình. Em muốn đi ngủ thật sớm và anh nhớ dặn má và người nhà không dược đánh thức mình dậy trước chín giờ sáng hôm sau! Thiện ngơ ngác: – Ngủ tới giờ đó bộ em muốn má chửi cho sao? Con dâu mới về nhà chồng phải dậy sớm chứ! Diệu Hương vẫn tỉnh bơ: – Con dâu này khác! Nói xong, cô đi ngay vào phòng mặc cho tiệc tùng còn đang diễn ra. Bà Năm nhìn thấy, nhưng thương con nên bà cười bảo Thiện: – Nó mệt, để cho nó nghỉ ngơi. Má hiểu… Bà còn nói thêm: – Qua vụ hồi sáng thông qua, má biết nó chưa khỏe hẳn đâu, vậy mà vẫn cố gắng, tội nghiệp con nhỏ. Thiện thì không nghĩ vậy anh lặng lẽ bước theo vợ vào phòng. Chỉ sau Diệu Hương có nửa phút, vậy mà khi Thiện vào tới nơi thì cô nàng đã nằm yên trên giường ngủ say. Thử gọi và lay nhưng Hương vẫn chẳng hề hay biết. Đêm tân hôn của Thiện sẽ trọn vẹn nếu vào nửa đêm hôm đó anh không chợt nghe có tiếng thì thầm bên tai: – Hưởng rồi bây giờ chán, không thèm nữa phải không? Giật mình, toan bật dậy thì Thiện đã bị vợ kéo lại: – Muốn trốn trách nhiệm phải không! Nghe giọng nói quen quen nhưng khác với giọng của Diệu Hương, Thiện hốt hoảng: – Cô là… – Người đã hiến thân cho anh rồi, nay anh tính phủ nhận để chiếm đoạt thêm người nữa phải không? Tới lúc này thì Thiện không còn lầm lẫn nữa, anh kêu khẽ: – Yến Vỹ! – Không phải Yến Vỹ nào cả. Là hồn ma được cô ấy nhờ về đây đòi nợ! Vay gì phải trả nấy! Thiện định vùng dậy thì nàng ta quát: – Yên nào! Thiện lo lắng: – Diệu Hương đâu? Giọng bên tai anh đanh lại: – Anh mà còn nhắc tới tên cô nàng lần nữa thì đừng có trách! Trong đêm tân hôn mà biết mình đang ngủ với một hồn ma thì còn cảm giác nào rùng rợn hơn! Bởi vậy Thiện nằm xuống mà người cứng đờ, hầu như không có một cử động nào của một người chồng… Nhưng điều đó là về phần anh, chớ cô nàng thì đâu chịu như vậy. Cô ta chủ động hết mọi việc, đưa Thiện trở về với cảm giác bị mất máu như đêm ở Dambri, đến nỗi sau cùng Thiện chỉ còn biết nằm thở dốc, thân thể rả rời… Sáng sớm hôm sau… Mãi tới hơn chín giờ thì bà Phấn mới cho người vào gọi vợ chồng Thiện dậy. Nhưng gọi mãi mà vẫn không nghe ai trả lời. Phải đích thân bà Phấn gọi lớn: – Dậy đi chứ tụi bay? Vẫn im lặng. Sau ba lần gọi nửa, bà Phấn bắt đầu lo, đẩy mạnh cửa vào và… Trong phòng không thấy Diệu Hương, chỉ có Thiện nằm nửa người trên giường, còn nửa người thòng xuống sàn, sắc mặt tái xanh! – Con! Bà Phấn kêu to rồi lao tới chạm vào Thiện. Toàn thân anh lạnh như băng và hầu như không còn chút sinh lực nào. – Con ơi! Thiện được đưa ra ngoài để cấp cứu. Trong khi những người khác thì chạy đi tìm Diệu Hương. Đến chiều hôm đó thì người ta chỉ tìm thấy một đôi guốc của Hương nằm bờ sông gần nhà. Ai cũng nghĩ là Diệu Hương đã bị chết đuối, nên ra sức tìm khắp đoạn sông gần đó. Tuy nhiên tìm cả buổi vẫn chẳng có kết quả. Thiện được cấp cứu đã tỉnh, nhưng trong trạng thái như người mất hồn… Đến giữa trưa ngày hôm sau thì bên nhà bà Phấn có người qua báo tin là người ta đã tìm thấy xác của Diệu Hương nằm chết ở gốc cây cổ thụ, cạnh miếu cổ, nơi Thiện đã tìm được chiếc khăn tay bữa trước! Đang kiệt sức, nhưng vừa nghe điều đó Thiện đã bật dậy đòi đi. Khi sang tới chỗ, Thiện đã bật khóc khi thấy xác vợ được mang về nằm ở nhà mà sắc diện vẫn còn nguyên như khi sống. Bà Phấn vừa khóc vừa kể lại: – Má đang ngủ thì nghe có tiếng gọi và khóc ở ngoài, má ra mở cửa thì chỉ thấy một cái bóng vụt chạy nhanh. Nhìn cái bóng đó tự dưng má nghĩ tới con Diệu Hương! Má chạy theo và cuối cùng tới chỗ miếu cô hồn, và… đã thấy xác nó nằm ở đó. Bà khóc hết nước mắt, trong lúc Thiện thẫn thờ, anh lẩm bẩm: – Người ta đã hại em rồi. Bà Phấn nghe loáng thoáng không rõ nên hỏi lại: – Ai hại ai? Thiện không đáp, anh lặng im bước ra ngoài rồi âm thầm đi về hướng miếu cô hồn. Có điều gì uẩn khúc khiến cho Thiện nghĩ anh có thể tìm ra ở đây… Đang lúc còn đang nhìn ngắm, chợt Thiện giật mình khi phát hiện trên vách phía trong tòa miếu cô hồn có hai dòng chữ viết bằng thứ máu đỏ mà lâu ngày đã trở thành màu nâu sẫm. Vừa thấy dòng chữ Thiện đã tái mặt, bởi nó giống y như hai câu thơ trên vách đá ở thác Dambri: “Một thuở yêu người, ngàn năm không hết nhớ, Nửa tuần trăng mật, suốt kiếp khó phôi pha…” – Yến Vỹ! Thiện chết điếng. Như vậy mà anh đã không thoát được nàng ấy. Vậy mà khi đè chết ông lão hôm có, chính ông lão cho biết là anh đã thoát được sự báo oán, bởi chính ông đã hy sinh để cứu mạng cho anh, sao bây giờ vẫn còn cuộc tầm thù này? – Tại sao giữa chốn quê này và Dambri xa xôi lại có sự trùng hợp ngẫu nhiên này? Không lẽ nơi này là quê hương của Yến Vỹ mà ngôi miếu này là để thờ nàng? Đầu óc Thiện càng lúc càng thêm hoang mang. Anh đứng tần ngần đọc đi đọc lại hai câu thơ mà không để ý có người đang quan sát mình rất lâu, đến khi người đó cất tiếng hỏi: – Cậu tìm gì ở đó vậy? Ngẩng lên thấy một bà cụ, Thiện vội nói: – Thưa bà, cháu thấy lạ vì trong miếu có mấy câu thơ… Bà già hình như am hiểu về ngôi miếu hoang: – Chuyện chỉ liên quan tới người ta, cậu việc gì phải tò mò… Câu nói đó làm cho Thiện càng tò ngò thêm: – Bà nói liên quan tới ai? – Tại sao cậu muốn biết? – Dạ, xin bà cho biết, cháu muốn… Bà già vừa quay bước vừa nói: – Lâu rồi ta không nói với ai chuyện này, nhưng mấy hôm nay ta cảm thấy trong người gần như không còn sức nữa, ta hiểu rằng cũng nên nói cho ai đó biết chuyện của ngôi miếu này, kẻo rồi chẳng còn ai biết mà kể… Thiện bước theo, anh năn nỉ: – Bà kể cho cháu nghe đi, cháu cần biết… Ra dấu cho Thiện theo mình về một ngôi nhà ngói cũ gần đó, khi về đến nơi bà mới nói tiếp: – Cậu là người đầu tiên nghe tôi nói chuyện này, cậu vào nhà đi. Thiện ngoan ngoãn bước theo vào. Vào bên trong rồi anh chưa kịp hỏi gì thì đã nghe bà già lên tiếng: – Cậu là người xứ nào tới? – Dạ… cháu ở xã bên kia sông, cháu tới đây để làm rể nhà Hai Phấn. Vừa nghe nói bà già đã trố mắt: – Nhà có đứa con gái vừa mới chết? – Dạ. – Chết bởi dính tới nhà họ Đoàn? Thiện hốt hoảng: – Bà biết chuyện đó? Không nhìn thiện, bà lão đưa mắt nhìn ra ngoài cửa sổ, giọng trầm buồn: – Chuyện này tưởng đã trôi qua rồi, sao bây giờ lại tái diễn nữa, oan oan tương báo đây mà… Thiện cố ý lắng nghe, nhưng bà già ngừng nói khá lâu rồi mới tiếp: – Tưởng nhà họ Đoàn đó bỏ đi thì hết chuyện, nào ngờ khi cái miếu âm hồn còn đó thì vẫn còn chuyện oán thù… – Nhà họ Đoàn ở xứ này sao? Chỉ tay ra phía ngôi miếu âm hồn, bà nói: – Chính chỗ cây đa cổ thụ đó ngày xưa là cổng nhà của họ. Chính ngôi miếu đó là nguyên nhân khiến họ bỏ nhà đi biệt cho đến nay không nghe tin tức gì! – Ai bỏ đi vậy bà? – Thì nhà họ Đoàn! Trước kia, khoảng hơn hai mươi năm họ là một bá hộ trong vùng này, có ngôi nhà lớn nhất làng, ngoài ra nghe nói còn vài ngôi nhà nghỉ mát ở những nơi xa xôi nữa… bởi ông chủ họ Đoàn là người làm nghề khai thác gỗ rừng ở vùng cao nguyên, giàu có lớn lắm! Thiện thêm tò mò: – Giữa chuyện bỏ xứ ra đi của họ Đoàn đó có liên quan gì tới ngôi miếu âm hồn đó vậy bà? – Có chứ. Cái miếu đó là do chính họ Đoàn lập nên trước khi trốn đi! Rồi không đợi Thiện hỏi, bà nói tiếp: – Họ lập miếu vì bị oan hồn phá dữ quá! Nghe nói họ gây tội ác gì đó với một cô trinh nữ ở đâu đó trên miệt rừng, rồi khi trở về đây oan hồn theo về. Hồi đó ở đây đã từng nghe chuyện cả hai đứa con do vợ ông chủ họ Đoàn vừa sinh ra đã bị chết một cách đầy bí ẩn, khiến cho bà vợ sợ quá phải đem đứa con thứ ba vừa sinh ở thành phố gửi đi biệt luôn, chẳng biết là đi đâu, cho đến khi họ rời khỏi làng này. Thiên hạ nói sau đó nhà họ Đoàn chẳng những trốn đi xứ khác mà còn thay họ đổi tên nữa! Có lẽ nhờ vậy mà từ đó nơi này không còn chuyện đêm đêm hồn ra một cô gái hiện về ở miếu âm hồn để kêu khóc, đòi mạng nữa. Vậy mà nay lại xảy ra chuyện con gái Hai Phấn bị hại, xác lại ở ngay miếu đó. Chẳng lẽ… Bà già chợt nhìn sững vào Thiện: – Cậu có liên quan gì tới họ Đoàn không? Thiện hốt hoảng: – Dạ không! Cháu họ Dương. – Kỳ lạ… Bà già ông câu nói rồi im lặng. Hình như bà đang suy nghĩ điều gì đó… Hồi lâu, bà chợt hỏi: – Sao cậu biết gia đình bà Hai Phấn mà cưới con gái bà ấy? – Dạ, do má cháu quen biết. Trước đây nghe nói má cháu có ở xứ này. – Má cậu tên gì? – Dạ… người ta hay gọi là bà Năm. – Phải Năm Hường không? Nghe bà hỏi Thiện giật mình, bởi cái tên Hường là tên tục của mẹ mà lâu lắm rồi ít nghe ai gọi. Anh lúng túng: – Bà… bà biết má cháu? Bà già sừng sốt nhìn Thiện: – Chẳng lẽ cậu là…là… Bà không nói hết câu đã đứng vụt dậy. Đột ngột hỏi: – Cậu là con trai của Đoàn Trung? Thiện lắc đầu: – Dạ không. Cha cháu là Dương Hòa. Sau câu trả lời của Thiện, bà già mới bớt căng thẳng: – Vậy là không phải rồi, nhưng cậu về hỏi bà mẹ cậu xem bà có biết ông Đoàn Trung không? Và bà có phải là Năm Hường ngày xưa là con của nghiệp chủ Lợi ở Cần Thơ không? Tuy bớt căng thẳng, nhưng bà cụ vẫn không thôi nhìn Thiện với đôi mắt tò tò: – Sao mẹ cậu lại là Năm Hường? Thiện lắc đầu: – Cháu cũng không biết. Bà già lẩm bẩm một mình: – Chuyện này không lẽ… Rồi có lẽ do đã ngồi nhiều, nói nhiều nãy giờ, nên bà già nhẹ lắc đầu bảo Thiện: – Thôi, cậu biết bao nhiêu đó đủ rồi. Nếu không phải là người của họ Đoàn thì tôi khuyên cậu không nên tò mò ở cái miếu đó làm gì. Đã có biết bao nhiêu rắc rối xung quanh nó rồi, mà làng này cũng không còn muốn xảy ra thêm những cái chết oan uổng nữa! Thôi, cậu về đi. Nói tôi gửi lời chia buồn với bà Hai Phấn. Bà ta nói xong thì lặng lẽ đi vào nhà trong để lại Thiện với những thắc mắc trong lòng… Chôn cất vợ xong thì Thiện trở về nhà ngay. Và việc đầu tiên là anh hỏi ngay mẹ mình: – Có phải trước đây má ở Cần Thơ không? Ông ngoại con là nghiệp chủ Lợi? Tuy có ngạc nhiên, nhưng mà Năm vẫn nhẹ nhàng đáp: – Phải. Con hỏi chi vậy? – Tại vì lâu nay con ít có dịp hỏi chuyện dòng họ mình. – Cũng bởi ngay từ nhỏ con đã xa nhà, sống tận bên Pháp, nên đâu có dịp nào… Thiện chợt hỏi: – Sao con phải xa nhà từ lúc con nhỏ xíu vậy má? Câu hỏi đó khiến bà Năm phải nhìn sững và con trai, rồi lát sau bà mới đáp: – Anh em con thuộc dạng khó nuôi, cho nên bà má phải gửi con cho chú Sáu ở bên Pháp nuôi. – Má nói con khó nuôi là sao? Bộ hồi mới sinh ra con bệnh hoạn dữ lắm sao? Bà Năm lắc đầu: – Không. Trái lại lúc sinh ra con nặng trên ba ký và bụ bẫm lắm, má tính giữ lại, nhưng ba con quyết không cho. Cũng bởi hai anh chị con trước đó đã… Bà ngừng nói, nhưng Thiện đã đột ngột hỏi: – Anh chị con có phải đã chết hết ngay từ khi mới sinh ra không? Bà Năm nhìn con ngạc nhiên: – Sao con biết? – Vậy là đúng phải không? Nhưng sao từ lâu nay con không nghe má nói? Nếu con không nhờ người ta cho biết thì… Rồi bất chợt Thiện hỏi: – Mình thật ra là họ gì má? Bà Năm hốt hoảng thấy rõ: – Con… con hỏi để làm gì? – Nhưng má chưa trả lời con. Con có phải thật sự họ Dương không, hay là… họ Đoàn? Câu hỏi này đã làm cho bà Năm run lên, biến sắc liền: – Con… con đừng hỏi! Thiện mới là người hoảng loạn trong lúc này. Anh run giọng nói: – Như vậy thật sự là họ Đoàn rồi. Rồi như thân cây đỗ xuống, Thiện ngã ngồi xuống sàn nhà trước sự hoảng hốt của bà Năm: – Kìa, con làm sao vậy Thiện? Thiện nói như người tâm thần: – Vậy ra con là người nhà họ Đoàn. Cha con là Đoàn Trung chứ đâu phải là Dương Hòa, phải không má? Bà Năm cũng như chiếc bong bóng xì hơi: – Con biết hết rồi còn gì phải hỏi má nữa… Một sự im lặng đến khó thở… mãi một lúc sau Thiện mới thở dài: – Con nhận hậu quả là phải rồi, cớ sao lại bắt vợ con phải chết, hở trời! Bà Năm ấp úng: – Chuyện ngày xưa đó… đã qua rồi.. ba con cũng đã chết rồi. Hơn hai mươi năm rồi còn gì… – Nhưng rõ ràng là chưa hết. Má có biết Diệu Hương chết là do ai không? Do oan hồn người con gái tên là Yến Vỹ! Vừa nghe tới cái tên ấy, bà Năm đã kêu thét lên: – Sao con biết tên đó? Sao con… – Chẳng những biết mà còn gặp nữa. Và còn… Anh lặng người đi, rồi lát sau òa lên khóc! Bà Năm sợ hãi: – Chuyện gì đến nỗi vậy con? Má nghĩ đây là chuyện do ba con làm ngày xưa. Mà tội ai làm nấy chịu chứ? Vả lại lâu nay má đâu có thấy vong hồn của cô ấy về nữa đâu? – Má có biết hai câu thơ này không: Một thuở yêu người ngàn năm không hết nhớ – Nửa tuần trăng mật suốt kiếp khó phôi pha… Bà Năm suy sụp hoàn toàn: – Vậy là con hiểu hết rồi… Bà gục xuống ôm mặt khóc ròng. Thiện dịu giọng: – Con muốn biết nhiều hơn về chuyện nhà mình, má đừng giấu con nữa. Bà Năm khóc một lúc rồi chợt ngẩng lên hỏi: – Ai nói cho con hết chuyện này? – Chính con đã gặp cô ấy! – Ở đâu? – Ở thác Dambri. – Trời ơi! Bà Năm kêu lên như vậy rồi lại khóc. Hồi lâu sau, bà mới nói qua làn nước mắt: – Tội ác của ba con xảy ra ở trên ấy, đúng rồi! – Má kể hết cho con nghe đi. Bà Năm vụt đứng lên, rồi thay vì bước vào phòng riêng, bà lại đi ra bên hông nhà. Thiện đi theo, hỏi mẹ: – Má đi đâu vậy? Cầm lấy cây thuổng đào đất dựng bên hông nhà, bà Năm đi thẳng tới gốc cây mít lớn nhất trong vườn rồi bảo con: – Má đào không nổi, con giúp má đào nó lên. Thiện ngạc nhiên: – Cái gì ở dưới? – Tất cả sự thật mà con muốn biết! Thiện đào từng nhát thuổng mà lòng rối bời. Lát sau, anh phát hiện một chiếc rương sắt nhỏ nằm dưới lớp đất sâu, hơi ngạc nhiên thì bà Năm đã nói: – Con lấy nó lên, không có tiền bạc gì hết trong ấy, chỉ có một quyển sổ mà má đã đốt, nhưng đốt năm lần bảy lượt nó vẫn không cháy, nên đành phải chôn, hy vọng thời gian sẽ làm nó tiêu hủy… Mở rương sắt ra thì quả nhiên chỉ có đúng một quyển sổ bìa cứng đã khá cũ nằm trong đó. Thiện chưa dám cầm lên thì bà Năm đã nhắc: – Con cứ mang đề phòng riêng mà đọc. Đọc rồi tùy con muốn hủy bỏ hay chôn lại cũng được. Má sợ nó lắm rồi! Bà quay lưng bỏ đi. Thiện cầm quyển sổ một lúc lâu rồi mới bước về phòng. Mặc dù đã khá mệt sau những gì từ sáng đến giờ, nhưng Thiện vẫn cố mở quyển sổ ra và đọc ngấu nghiến: Ngày… tháng… năm… Đúng ra hôm nay mình không lên Blao. Nhưng có lẽ duyên số trời định nên mình đột ngột từ Gia Nghĩa đã quay xe về đó qua con đường đi tắt và… đã gặp được nàng! Người con gái hai dòng máu Kinh – Thượng mà sao đẹp đến lạ thường! Khi mình hỏi nàng tên gì, nàng chỉ đáp gọn hỏi chữ: Yến Vỹ! Mình tự giải thích: – Yến Vỹ là cái đuôi con chim én! Mà con chim én (hay yến) có duyên và đẹp nhất là ở cái đuôi ngúng nguẩy! Nàng cười tít mắt rồi đột ngột hỏi lại mình: – Anh có muốn nuôi con chim én này trong lồng không? Trong lúc ngẫu hứng mình đã đáp nhanh: – Muốn quá đi chứ! Thế là chỉ trong vòng một buổi ngắn ngủi gặp nhau, mình và Yến Vỹ đã yêu nhau. Mà cũng đâu có gì là sai trái, bởi mình là trai chưa vợ và nàng là gái chưa chồng, cả hai đều có quyền đến với nhau, yêu nhau! Hai tháng sau khi mình trở lên Blao lần nữa thì mình đã đi tới một quyết định khá bất ngờ đối với nàng: – Anh sẽ cất nhà và ở lại đây lập nghiệp. Yến Vỹ ngạc nhiên không tin: – Nơi đây đâu có cơ sở làm ăn gì của anh đâu mà anh quyết định ở lại? Mình cười đáp: – Sao lại không? Cơ sở vững chắc đó là em! Anh sẽ cưới em và vợ chồng mình xây tổ ấm nơi đây, ngay gần cái thác nước này. Anh đã tới thác Cam Ly, thác Prenn, Pongour… nhưng chỉ thấy nơi đây là đẹp hơn cả. Có lẽ tại vì có em! Vậy là mình gắn cuộc đời với vùng đất có dòng thác Dambri đẹp mê hồn. Thiên tình sử đẹp như trang vẽ đã bắt đầu với lời hứa hẹn của hai đứa bên dòng thác tuôn chảy ì ầm, mình đã hứa với nàng: – Suốt đời này anh chị có mình em mà thôi! Dù cho vật đổi sao dời thì vẫn chỉ một cái tên Yến Vỹ trong đời Đoàn Trung này! Nàng cũng đã long trọng hứa vào buổi chiều ánh hoàng hôn vắt qua ngọn thác: – Trong đời này nếu trời còn, đất còn thì tình của Yến Vỹ dành cho Trung mãi mãi còn! Nếu sai lời thì trời tru đất diệt! Mình đã rợn người trước câu thề thốt nặng nề đó, nhưng biết sao khi tình của nàng ấy đối với mình phút chốc đã quá sâu nặng rồi! Và mình cũng đã phải thề lại cho nàng tin: – Anh nguyện suốt đời bên em, nếu bội ước thì sẽ phải trả bằng cả tương lai của mình! Ngày… tháng… năm… Vậy là hai đứa hoàn thành được ước nguyện. Mặc dù cha mẹ mình từ quê nhà nghe tin đã phản đối cuộc tình mà họ cho là trái chiều, không hợp lẽ, bởi theo họ thì người Kinh không thể thành vợ chồng với người con gái Thượng. Mà phía gia đình Yến Vỹ cũng phản đối. Họ cho rằng tình yêu mình dành cho Yến Vỹ là không thật, họ nghi ngờ… Chỉ có một người duy nhất là ông ngoại của cô ấy luôn ủng hộ, nhưng ông cũng không có được ảnh hưởng lớn trong nhà. Cho nên cuối cùng tụi mình đã chọn giải pháp tự quyết định tương lai bằng cuộc hôn nhân không có hai bên cha mẹ chứng kiến! Yến Vỹ nhờ có học tiếng Kinh nên cô ấy hiểu biết luật lệ về nếp sống người Kinh, nhờ vậy khi hai đứa sống với nhau trong ngôi nhà mình mới xây, gần khu vực toàn người kinh sinh sống, chẳng một ai biết nàng là người dân tộc. Cái tên Yến Vỹ là một cái tên Việt hoàn toàn do nàng tự đặt khi đi học trường Kinh, chớ tên dân tộc Châu Ro của nàng Th’� Ria. Nàng bảo rằng từ nay nàng chỉ muốn được gọi là Yến Vỹ! Ngày… tháng… năm… Không ngờ tai nạn ập đến với hai đứa quá sớm! Lại tới từ phía gia đình mình: Khi hay tin mình xây nhà ở riêng với Yến Vỹ, cha mẹ mình đã lên tận nơi tìm và cương quyết phản đối, bắt mình phải bỏ ngay cô ấy! Mình không nghe thì cha mình đã mạnh tay, cắt đứt hết mọi nguồn tiền bạc mà từ lâu cho mình kinh doanh gỗ và lâm sản. Điều này cũng chẳng sao, nếu không thêm việc ba mình cho tổ chức bắt cóc Yến Vỹ đem giấu biệt đến hơn một tháng, khiến mình phát điên lên, tìm kiếm khắp nơi! Sau cùng mình giải thoát được cho Yến Vỹ, nhưng khi trở về thì cô ấy bỗng phát bệnh và gần như câm và điên loạn! Mình tìm đủ mọi cách để cứu chữa, nhưng cũng vô hiệu, bởi sau đó mình biết được là ba mình đã nhờ một ông thầy mo, cho Yến Vỹ uống một loại thuốc gì đó mà ông ta nói là khi uống vào, người uống sẽ bị mất hết trí nhớ về những gì xảy ra trước đó. Có nghĩa buộc nàng phải quên mình đi! Ngày… tháng… năm… Thấy mình vẫn không chịu rời xa nàng, ba mình lại ra tay mạnh hơn. Ông tung tin, vu cho nàng là cô gái ma lai! Với sự giúp sức của một ông thầy mo vô lương tâm, Yến Vỹ bị người trong làng, bản xa lánh, xua đuổi. Kể cả những người xóm Kinh gần ngôi nhà của mình xây cho nàng ở cũng ghét bỏ, tẩy chay, khiến Yến Vỹ càng điên nặng hơn, và một ngày kia nàng biến mất không để lại chút tung tích gì! Mình đã tìm khắp nơi, vào tận buôn làng của nàng để tìm nữa mà vẫn không thấy… Ba tháng trôi qua… Ngày… tháng… năm… Mình trở lại Dambri sau mấy tháng đi khắp nơi tìm kiếm thì thật bất ngờ khi nhìn thấy những câu thơ trên vách đá. Mình biết ngay đó là do chính Yên Vỹ viết, điều đó lại càng khiến lòng mình tan nát. Mình ở lại vách đá đó suốt ba ngày đêm, mong được gặp nàng, nhưng vẫn bặt vô âm tín… Cho đến một buổi chiều kia, mình nghe tin sét đánh: có một xác chết trôi phía hạ nguồn dòng thác là phụ nữ! Khi mình tìm đến nơi thì chính đó là xác của Yến Vỹ! Mình đem xác nàng về định chôn ngay trong vườn nhà, nhưng xác nàng đến nửa đêm hôm đó thì đột nhiên biến mất! Ngày… tháng… năm… Thiện buông quyển sổ nhật ký xuống, anh thảng thốt kêu lên: – Trời ơi! Rồi anh ngồi thừ người ra. Làm sao anh có thể tưởng tượng ra câu chuyện lại đến nông nỗi này! Cũng may, khi hồn ma Yến Vỹ gặp anh lần đầu nàng ta chỉ muốn trả thù nên hút máu, chứ không làm chuyện gì đó xằng bậy… Thiện quay lại hỏi mẹ: – Thời gian đó má đã có quen với ba chưa? Bà Năm lắc đầu: – Cũng may là chưa. Khi ông ấy bị vụ đó làm cho bấn loạn, bỏ nhà đi đến gần cả năm sau mới về nhà trong tình trạng không ra người ngợm gì cả. Ông nội con nhân cơ hội đó đã đi hỏi cưới má cho ông ấy! Ban đầu ông ấy không chịu, nhưng sau cùng có lẽ quá chán ngán với chuyện giang hồ, cho nên ông ấy đã bằng lòng. Má là gái nhà quê, đâu có biết gì ngoài việc vâng lời cha mẹ. Khi về ở với ba con được hai năm thì má sinh đứa con đầu. Má mừng lắm, nhưng chưa kịp vui trọn vẹn thì vào một đêm khuya, lúc má đang cho con bú thì bỗng có một bóng người đầu tóc rối bời, mình mẩy ướt đẫm, đã từ ngoài cửa sổ nhay xổ vào cướp lấy đứa con trên tay má và chạy mất! Má gào khóc lên, nhưng khi mọi người chạy vào thì chẳng ai biết phải tìm ở đâu? Đến sáng hôm đó thì chính ba con tìm gặp xác chị con nằm chết ở miệng giếng cạnh cây đa cổ thụ trước nhà! Hình như xác chị con mới được vớt lên từ dưới giếng. Bà phải ngừng lại mấy lần bởi cơn xúc động cắt ngang lời nói. Hồi lâu mới nói tiếp: – Hai năm sau đến lượt anh con. Nó vừa được sinh ra, lúc còn đang nằm trên tay bà mụ sinh thì đã bị cướp đi lần nữa, cũng bởi một bóng trắng xõa tóc! Và sau đó xác thằng bé cũng được tìm thấy ở bờ giếng như lần trước. Mà lần này còn táo tợn hơn, kẻ sát nhân còn lớn tiếng báo cho biết nó sẽ tiếp tục giết bất cứ đứa bé nào chào đời trong nhà họ Đoàn! Thiện không dừng được, vội chen vào: – Người đó là ai? Bà Năm nói trong nước mắt: – Ba con đã biết ngay là Yến Vỹ! Chính oan hồn cô ấy còn ngồi dưới gốc cây cổ thụ mấy đêm liền sau đó. Bởi vậy khi má mang thai con thì ba con vì không muốn mất con nên đã quyết định chuyển nhà đi nơi khác, rồi sau khi má sinh con ra, ba má liền quyết định gửi con cho chú Sáu ở bên Pháp nuôi giùm. Rồi cũng từ ấy theo lời khuyên của một ông thầy, ba con thay đổi luôn tên họ, đoạn tuyệt luôn với quá khứ, bỏ luôn quê nhà và không bao giờ còn trở lại những nơi mà trước kia ba con đã từng ở. Thiện cắt ngang: – Nhưng sao khi con trở về nước và có ý định lên Bảo Lộc má lại không cản? Bà Năm lắc đầu: – Má nào hay con đi lên đó! Thiện nhớ lại khi anh có ý định tìm nơi yên tĩnh để soạn luận án tiến sĩ mà sau khi lấy vợ anh sẽ trở qua Pháp để trình thì có người bà con đã âm thầm cho anh địa chỉ ở Dambri. Thiện cũng không nhớ rõ đó là ai, anh hỏi mẹ: – Cái chú gì đem xe chở con lên Bảo Lộc hôm trước, má có nhớ không? Bà Năm lại lắc đầu: – Má tưởng là bạn con ở bên Pháp cùng về. Thiện chép miệng: – Con nào có bạn cỡ tuổi đó. Chính ông ta xưng là bà con với nhà mình, tình nguyện đưa con ra Bảo Lộc và còn chỉ cho căn nhà mà ông ta nói là nhà của mình đang bỏ trống, có ý cho con ở miễn phí thời gian dài! Bà Năm kêu lên: – Con đã bị hồn ma nó dẫn đường đưa lối rồi! Ngôi nhà đó từ khi ba con chết má cũng bỏ luôn, không bao giờ nhắc tới, cũng chẳng biết ra sao nữa. Thiện lẩm bẩm: – Con mang họ Dương, vậy làm sao oan hồn cô Yến Vỹ lại biết con là họ Đoàn? Bà Năm chợt hiểu: – Do má chủ quan thôi. Má nghĩ chắc đã quá lâu rồi, vả lại mấy chục năm nay không hề thấy oan hồn cô ấy hiện về quấy phá nữa, nên khi nghe bà Hai Phấn ngỏ ý muốn gả con, má đã vội dẫn con sang bên ấy gặp ngay, mà quên rằng chốn cũ đó là nơi vẫn còn cái miếu âm hồn mà má đã nhờ người ta xây để thờ oan hồn cô Yến Vỹ! Có lẽ việc trả thù của vong hồn cô ấy vẫn chưa dứt. Kể xong, bà nói khẽ với con: – Quyển sổ nhật ký không hay ho này má đã bao nhiêu lần tìm cách đốt, nhưng không lần nào làm được, dẫu bỏ vào lò lửa nó vẫn không cháy, bởi vậy má mới chôn. Bây giờ con thử đốt lại lần nữa coi, nếu được thì coi như mình hủy nó luôn! Thiện làm theo. Anh đốt một đống lửa ngoài vườn và tự tay ném quyển nhật kì vào đó. Anh cứ nghĩ nó sẽ không cháy như lời kể của mẹ. Tuy nhiên, thật bất ngờ, quyển sổ bùng cháy một hơi, ngọn lửa cao hơn bình thường và tỏa ra ngọn khói màu đen kỳ dị. Vài phút sau thì không còn lại gì. Chính bà Năm cũng kinh ngạc: – Vậy là sao? Thiện nói khẽ: – Có lẽ mọi việc đã được hóa giải rồi. Diệu Hương đã chết thay cho con và oan hồn cô Yến Vỹ đã hài lòng, thôi không truy cứu nữa… ° ° ° Ngay chiều hôm đó đích thân Thiện trở qua nhà vợ. Anh thắp nhang cúng Diệu Hương và khóc nức nở trước bàn thờ: – Chính anh đã hại chết em và em đã cho anh được sống Hương ơi! Em sống khôn thác thiêng, xin hay phù hộ cho anh được ở lại đây cùng em sống cảnh âm dương chia xa nhưng không cách lòng. Anh xin được mãi mãi ở vậy cùng em tại ngôi nhà này… Anh xin phép mẹ vợ để về sống trong căn phòng và Diệu Hương trước khi chết đã sống. Bà Hai Phấn dẫu không muốn nhưng cũng chiều lòng Thiện. Từ hôm đó, Thiện sắm vai người ở rể chăm chỉ, cần cù và mẫu mực. Trước sự ngạc nhiên của nhiều người, Thiện một mình tới ngôi miếu âm hồn để quét dọn, sơn phết lại khang trang, sạch sẽ. Anh đã khấn rất thật lòng: – Cô Yến Vỹ đã biết rõ rồi, tôi không giấu nữa, tôi là dòng máu của Đoàn gia. Tôi đã hiểu được việc làm của ông cha tôi ngày trước, đó là một tội lỗi khó tha và việc cô tầm thù, trả thù là chính đáng, tôi không trách gì cô cả, chỉ tội cho người con gái vô tội đã vì tôi mà phải mất mạng. Kính mong cô từ bi hỉ xả, tha cho chúng tôi. Từ nay tôi nguyện làm người hầu hạ vong hồn cô, làm ông từ giữ miếu cho cô. Nếu cô chấp nhận thì để tôi sống và làm nhiệm vụ đã hứa. Còn bằng không thì xin cho tôi chết ngay tại nơi này, ngay lúc này! Anh quỳ xuống và chờ đợi… Nhưng suốt một buổi, trước sự ngạc nhiên của người qua kẻ lại, Thiện vẫn yên ổn. Khi anh xá xong ba xá đứng dậy thì ngôi miếu bỗng nhiên bốc cháy dữ dội! Thiện kinh hoảng định lao vào chữa, nhưng anh không làm kịp, bởi lửa mới chỉ bùng lên là đã thiêu rụi hoàn toàn ngôi miếu có tuổi thọ gần ba mươi năm! Thiện lẩm bẩm: – Đúng là dứt thật sự rồi. Xin cám ơn và cầu chúc cho hương hồn cô Yến Vỹ sớm siêu thoát… Từ hôm ấy, Thiện sống yên lành bên nhà vợ và cũng không giấu giếm mình là người mang họ Đoàn.
nhozshin2
29-04-2012, 04:40 PM
Phần 2 Chapter 1
Rời tiệm uốn tóc mà Ngọc Hà phải giữ chặt chiếc nón trên đầu, tuy không có gió nhưng cô vẫn không dám buông tay ra, chỉ bởi… mái tóc trên đầu bây giờ nếu ai nhìn thấy thì chắc là Hà sẽ… tự tử! Một tai nạn từ trên trời rơi xuống ngày hôm qua đã khiến cho Ngọc Hà bị nguyên một thùng sơn rơi từ mấy người thợ sửa nhà xuống đã giội trọn lên đầu, và Hà chỉ còn biết đau khổ lãnh trọn phần sơn đó lên mái tóc dài và mượt mà xưa nay là niềm tự hào của cô! Sau khi cật lực dùng dầu hôi và nhiều cách, Ngọc Hà không dám nhìn mặt mình trong gương, bởi mái tóc bây giờ chỉ còn lại là mớ bòng bong xù xì, xơ xác. Đến nỗi sáng nay Hà phải trùm nón và tìm tới tiệm uốn tóc gần nhà để nhờ cứu! Tuy nhiên, sau gần hai giờ cố gắng, người thợ chính của tiệm cũng chỉ làm được một phần. Tóc gốc được cứu, nhưng phải cắt ngắn từng mảng, nham nhở chẳng khác miếng ruộng bị cày xới vô tội vạ! – Ủa, con Hà đây mà! Con đi đâu đến giờ này trời tối rồi mà vẫn còn đội nón sùm sụp vậy con? Nhìn lại thấy bà dì Hai em họ của mẹ, Ngọc Hà thở phào, bởi cô chỉ ngại gặp phải người lạ. – Dạ… con đi uốn tóc… Bà dì Hai xuýt xoa: – Tóc con đẹp nhất làng này mà sao còn đi uốn chi cho uổng vậy. Thấy Hà ấp úng, dì Hai chợt nhớ ra: – À, có phải vụ đổ sơn hồi sáng không? Dì quên… Rồi bà hỏi nhanh: – Con có muốn đội tóc giả không? Ngọc Hà nhìn sững dì mình: – Tóc giả mua ngoài tiệm hả? Bà Hại Dung kéo tay Hà: – Con ghé qua dì, tao có tóc đẹp lắm! Ngọc Hà miễn cưỡng đi theo bà dì. Khi vào nhà, bà Dung chạy vào buồng lấy ra một cái hộp giấy tuy đã cũ nhưng còn sạch sẽ, đưa cho Hà: – Hồi dì còn trẻ, có lần ham muốn tóc dài nên đã ước có được một đầu tóc mượn, và dì được như ý khi người yêu của dì là một thầy giáo dạy tiếng Pháp đã đem tặng cho dì cái đầu tóc này. Đây là đầu tóc giả của tiệm làm tóc lớn của người Tây, nên không sợ tóc xấu, tóc bệnh của người mình… Nhưng rồi sau đó dì lấy chồng, không cần đến nó, nên từ ấy đến nay dì rất trong tủ luôn, chưa dùng lần nào! Ngọc Hà vốn không thích dùng tóc giả, nhất là tóc của người khác, nhưng bây giờ, trong tình cảnh này, cô đành phải lấy hộp tóc ra xem thử. Vừa nhìn thấy mái tóc dài chẳng thua gì tóc cũ của mình, cô reo lên: – Đẹp quá! Dì Dung thật tình: – Dì cho con, cứ đội lên trong khi cho tóc ra trở lại! Dì còn trấn an: – Đây là tóc mua mắc tiền, lại của tiệm lớn nên con yên tâm, không phải tóc của người chết đâu! Bà còn moi phía dưới chiếc hộp, lấy ra một tờ giấy đưa cho Hà: – Đây là tờ giấy cam kết của tiệm uốn tóc, họ nói rõ tóc này là của một cô gái hai mươi tuổi, sau khi lấy chồng, ở nhà chồng không thích tóc dài nên cô ấy đã nhờ tiệm cắt ngắn giùm và tặng luôn cho tiệm. Hà đọc sơ qua tờ giấy rồi có vẻ hài lòng, cô nói: – Dì cho con… Dì Dung phấn khởi: – Có được người dùng thứ mà dì thích là điều dì rất vui. Vậy con có cần mang nó liền bây giờ không, dì biết kết tóc giả, để dì làm giùm cho! Hà gật đầu ngay: – Dạ, con nhờ dì! Dì Dung là người khéo tay nên sau nửa giờ, mớ tóc giả đã được kết nối một cách hài hòa với số tóc nham nhở còn lại trên đầu. Khi nhìn vào gương, chính Hà cũng quá đỗi ngạc nhiên: – Giống y như thật dì Hai ơi! Nhìn cháu gái mình, dì Dung cũng rất hài lòng: – Đúng là của này dành riêng cho con rồi! Buổi tối đó về nhà, bà Tú Lệ, mẹ của Hà cũng ngạc nhiên về sự tươi vui của con gái, khác với khi mái tóc bị nạn. Sau khi xem mái tóc giả, bà đã phải kêu lên: – Nhìn con như một công chúa! Ngọc Hà cảm động ôm vai mẹ, cô nói rất khẽ: – Như vậy không phải hoãn đám cưới hả má? Bà Lệ phấn khởi: – Nó đã giải tỏa được nỗi lo của má từ sáng đến giờ! Cũng may là má chưa báo cho bên kia biết chuyện xin hoãn ngày cưới. Thôi được rồi, sáng mai đích thân mẹ con mình qua bên nhà thằng Tuấn bàn thêm về chuyện đám cưới. Nỗi lo sợ Tuấn nhìn thấy cô đầu nham nhở của mình giờ đã tan biến, nên đêm hôm đó Ngọc Hà đã ngủ một giấc thật say đến nửa đêm. Trước khi ngủ, Hà phải gỡ đầu tóc giả ra, mắc cẩn thận trên cao, nên lúc thức giấc Hà phải bước xuống giường nhìn thăm chừng. Sau khi nhìn xong, khi trở lại giường ngủ tiếp, Hà không dám nhìn mặt mình trong gương, bởi cô biết giờ mà nhìn thì chắc chắn cô sẽ phải thất vọng lắm. Nhưng chỉ nằm được trên giường khoảng nửa giờ thì Hà lại bật dậy. Nhìn đồng hồ theo tường thấy mới có hai giờ sáng. Hà không muốn ngủ tiếp, cô mày mò đầu tóc giả rồi bắt chước theo dì Dung, cô tự trùm lên và tỉ mỉ gắn, kết. Tuy có lâu hơn dì mình nhưng cuối cùng Hà cũng hoàn thành được. Điều đó giúp cho cô từ nay sẽ không phải làm phiền dì Dung nữa. – Ít ra cũng phải như vậy. Ngọc Hà định để nguyên đầu tóc như vậy chờ sáng. Tuy nhiên chỉ được hơn mười phút thì hai mí mắt cô nặng trĩu, cơn buồn ngủ khiến Hà không tài nào cưỡng được, mặc dù lúc ấy đã hơn ba giờ… – Hà ơi! Trưa rồi con, dậy để còn đi… Nghe tiếng mẹ gọi đến hai lần Hà mới choàng dậy được, cô giật mình khi nhìn thấy đồng hồ chỉ 9 giờ! – Sao má không kêu con sớm! Bà Lệ ở ngoài nói vọng vào: – Kêu rát cổ họng mà cô nương có nghe đâu! Mai mốt về nhà chồng mà ngủ kiểu đó mẹ chồng họ chửi cho! Hà bước lại gương trang điểm, cô vừa nhìn vào trong gương đã kêu thét lên: – Trời ơi! Bà Lệ từ bên ngoài chạy vào, hốt hoảng: – Chuyện gì vậy con? Rồi chính bà cũng phải thét lên: – Trời ơi! Trước mặt bà, đứa con gái yêu của mình đang có bộ mặt như quỷ. Da mặt xanh dờn, mái tóc dài dựng đứng như cây chổi sể! – Con… con sao vậy Hà? Bà Lệ vừa hỏi vừa ước lùi ra: – Có phải là con không Hà? – Con… con… Bà Lệ run đến muốn ngã, trong khi Ngọc Hà thì gần như bị tê liệt, cô lắp bắp không thành lời: – Chuyện… chuyện gì vậy… chuyện gì… Rồi trước mắt Hà tối sầm lại, cô ngã nhoài tới trước… ° ° ° Nhà lúc ấy không có ai ngoài hai mẹ con, nên khi cả hai tỉnh dậy đã ngơ ngác nhìn nhau, rồi Hà hỏi: – Con bị sao vậy má? Bà Lệ nhìn con gái mình và mừng rỡ: – Ủa, con đâu có gì? Gương mặt của Hà giờ đã trở lại bình thường, khi nhìn vào gương chính cô cũng ngạc nhiên: – Mặt con đâu có gì hả má? Bà Lệ vẫn chưa hết run: – Lúc nãy… mà nó lẽ mình hoa mắt… Hà cũng nói: – Có lẽ con mất ngủ và lo lắng… Nhớ lại gương mặt quỷ tối qua, Hà vẫn còn hoài nghi, nên săm soi mặt mình trong gương khá lâu, cho đến khi bà Lệ nhắc: – Tuy trễ, nhưng mình đã ngắn qua bên đó rồi, phải đi ngay thôi con à! Ngọc Hà trang điểm hơn kỹ, bởi cô sợ nét hốc hác lộ ra trước mặt người yêu. Nhất là cô vẫn còn bị ám ảnh về bộ mặt như quỷ của mình! Ra tới đường rồi mà Hà còn khẽ hỏi mẹ mình: – Má coi trên mặt con có gì bất thường không? Bà Lệ cười tươi: – Còn đủ sức hớp hồn thằng Tuấn được mà! Vuốt mái tóc giả của con, bà lại khen: – Nó còn mượt mà hơn là tóc cũ của con nữa! Họ sang nhà Tuấn, trong lúc anh chàng đi ra chợ chưa về thì bà Sương, mẹ Tuấn đã kể liền câu chuyện mà lúc đó vẫn còn chưa lấy lại bình tĩnh: – Tối qua nhà này có ma chị ơi! Bà Lệ ngạc nhiên: – Ma thế nào? – Thằng Tuấn gặp ma mới kỳ lạ chứ! Tôi đang ngủ nửa đêm thì nghe nó la hoảng lên. Khi tôi chạy qua gọi nó dậy thì nó chỉ tay ra phía cửa sổ vừa la lớn, tôi hỏi nó thấy gì, nó nói có cô nào đó cứ đòi nó phải đi với cô ta! Rồi bà hạ thấp giọng: – Nghe thằng Tuấn kể thì cô gái đó có mái tóc dài, nhưng gương mặt khi thì đẹp như tiên nga, lúc lại như quỷ dạ xoa. Từ sáng tới giờ nó vẫn còn chưa hoàn hồn, nên phải đi bác sĩ lấy thuốc uống giờ vẫn chưa về! Vừa nghe tới đó bỗng Ngọc Hà hơi run, cô hỏi lại: – Anh Tuấn thấy ác mộng đó lúc mấy giờ? – Quá nửa đêm, hình như là hơn ba giờ sáng gì đó… Bà Lệ chợt kêu lên: – Đúng giờ đó! Bà Sương ngạc nhiên: – Chị nói đúng giờ là sao? Ngọc Hà buột miệng nói thay mẹ: – Giờ đó con cũng gặp chuyện lạ! Bà Sương vừa nhìn sang Hà định hỏi thì lúc ấy Tuấn từ ngoài bước vào. Anh chàng khựng lại ngay và nhìn trân trối vào Ngọc Hà, với vẻ bàng hoàng: – Chẳng lẽ lại là… em? Mọi người chưng hửng, trong lúc Hà kinh ngạc: – Anh… nói em? Tuấn không rời mắt khỏi Hà, anh lắp bắp: – Đúng… đúng là… Rồi anh vùng la to: – Chính là em… Rồi anh bước tới gần hơn, chụp lấy vai Hà lắc mạnh: – Em vào phòng anh đêm qua phải không? Lúc này bà Lệ không nhịn được, bà la lên: – Nè, nó là con gái tôi, không cho phép ai nói xấu nó! Cậu nhìn thấy quỷ ma gì là chuyện của cậu, chứ còn con gái tôi suốt đêm qua ở nhà với tôi, và mới qua đây nãy giờ! Bà Sương cũng chen vào: – Con đừng trông gà hóa cuốc. Hãy bình tĩnh lại con… Tuấn vẫn nhìn Hà như nhìn một người lạ, phải mất một lúc anh mới kéo ghế ngồi xuống và bình tâm lại: – Con xin lỗi má, xin lỗi Hà. Chỉ vì đêm qua là một cơn ác mộng mà lần đầu con gặp phải? Rồi Tuấn quay sang nhẹ giọng với Hà: – Nửa đêm tự dưng anh có cảm giác như có người gọi tên mình, khi anh mở mắt ra thì thấy một dáng người giống hệt như em đang đứng ngay cửa sổ. Anh vừa định cất tiếng gọi thì bỗng người ấy quay lại nhìn, và anh… muốn đứng tim bởi bộ mặt quỷ của cô ta! Anh chưa từng nhìn thấy một gương mặt như vậy nên nhất thời gần như á khẩu không kêu lên được tiếng nào. Cho đến khi anh lấy lại thần hồn, vừa tính mở miệng ra kêu thì chợt người ấy nhìn anh cười và… gương mặt lại trở nên hiền hòa, đẹp như một thiên thần! Có lúc cô ta đẹp y như em, lại có nét của em… Tuấn siết chặt tay Hà: – Cho anh xin lỗi. Ngọc Hà vụt nói: – Em cũng thấy gần giống như anh vậy! Cũng một bộ mặt như quỷ… Cô kể lại đầu đuôi câu chuyện. Vừa nghe xong, bà Sương kêu lên: – Như vậy là cả hai đứa đều thấy một lượt! Bà Lệ cũng nói: – Chính mắt tôi cũng nhìn thấy đúng như vậy. Tuấn kể lại chuyện mình đi khám thầy thuốc: – Ông bác sĩ này giỏi lắm, chuyên trị bệnh tâm thần. Sau khi nghe anh kể, ông ấy bắt mạch, rồi khi nhìn vào mắt anh, ông nói rằng anh đang bị một cái gì đó ám! Ngọc Hà ngạc nhiên: – Bác sĩ tây y đâu có tin chuyện quỷ ma, sao có chuyện quỷ ám ở đây? – Ông bác sĩ này còn kiêm luôn nghiên cứu về tâm linh học, nên ông nói không thể bỏ qua yếu tố duy tâm này. Ông ấy còn dặn anh nếu có người yêu thì nên dẫn tới để ông coi sắc diện, ông có thể kết hợp tây y và tâm linh để tìm ra manh mối chuyện kỳ lạ này. Ngọc Hà tuy lo ngại, nhưng cô vẫn muốn được nghe chính ông bác sĩ nói, nên cô nói nhỏ với Tuấn: – Lát nữa nếu được thì anh dẫn em tới đó với! Tuấn biết nếu đồng ý thì sẽ gặp sự phản đối của hai bà mẹ, nên anh chỉ ngầm nhận lời với Hà. Lát sau khi xong giờ cơm, anh tìm cách rủ Hà ra ngoài: – Má cho phép con dẫn Hà đi coi mấy thứ nữ trang một chút. Hai bà mẹ ưng thuận ngay và còn dặn: – Đi đâu cũng được, miễn là nhớ về trước trời tối để còn về bên nhà cho kịp. Vị bác sĩ tiếp Hà với sự có mặt của Tuấn. Khi bắt mạch xong, ông bảo Hà nhìn vào mắt ông và bất chợt ông kêu lên: – Nhãn quan cô còn đáng lo ngại hơn cậu Tuấn nữa! – Đây là vợ sắp cưới của con, bác sĩ xem kỹ giùm con! – Mạch không ổn định, nhưng đáng ngại hơn là ánh mắt thiếu thần, như vừa trải qua một chuyện gì đó dữ lắm! Cô nói thật lòng, cô vừa bị gì? Hà không giấu: – Dạ, đêm qua con cũng thấy ác mộng như anh Tuấn. Chỉ có điều hình ảnh quỷ quái lại ở chính… gương mặt con. Vị bác sĩ trầm ngâm một lúc rồi giở một quyển sách bằng tiếng Pháp, lật ra một đoạn được ông đánh dấu bằng bút đỏ, ông nói: – Trường hợp của cô cậu gần giống với trong này, ở châu Âu đã từng xảy ra những hiện tượng như vậy, người ta gọi đó là bị ma ám, mà dân ta gọi nôm na là ma nhập! Tuấn hỏi: – Nhưng sao ma lại nhập cùng lúc cả hai chúng tôi? – Không có gì lạ cả. Khi một cái vong hiện về thì nó tìm đúng cái mà ta gọi là vía hạp với nó nhất để cho vía đó thấy. Vong hồn không phải là vật thể hiện hữu, nên việc cùng lúc cho cả hai người ở hai nơi xa cách nhau nhìn thấy là điều có thể xảy ra. Giữa vong hồn và vía người sống giao lưu với nhau qua thế giới tâm linh chứ không phải hiện thực! Ông trấn an: – Tuy nhiên cô cậu cũng chớ quá lo lắng. Sẽ không có việc gì nữa, miễn là đừng nghĩ về nó nữa. Thật ra trong đầu của hai người có nghĩ gì về ai đó đang làm cho họ bị ám ảnh đâu? Thậm chí Ngọc Hà còn chưa hiểu tại sao mình bị như vậy? Cô dò hỏi Tuấn: – Anh có gặp hay bị ám ảnh gì về cô gái nào đó không? Tuấn lắc đầu rất dứt khoát: – Không hề có! Họ trở về nhà thì trời hơi tối, bà Sương bàn: – Tối rối, mà đường từ đây về bên nhà cũng khó đi, hay là chị sui với Ngọc Hà cứ ở lại ngủ rồi sáng mai thằng Tuấn nó đưa về sớm. Bà Lệ muốn đồng ý, nhưng Hà lại tỏ ra bồn chồn: – Có lẽ con xin phép về. Đây về bên đó cũng không xa, chỉ đi chừng nửa tiếng là tới, mà trời cũng chưa tối lắm. Con xin phép. Thấy vậy, bà Lệ cũng nói: – Thôi, để mẹ con tôi về. Sáng mai con Hà còn phải đi đo áo cưới nữa. Chỉ còn một tuần nữa thôi chứ mấy! Bà Sương bảo Tuấn: – Vậy con lấy ghe chạy theo, đưa chị sui và Hà về. Con kêu đứa nào đó cùng đi, để lượt về nó chèo cho con. Tuấn cười: – Con đi một mình được chứ bộ. Đưa vợ về mà cũng cần vệ sĩ nữa sao má! Lúc qua, mẹ con bà Lệ đi bằng xe lôi, bây giờ đi bằng ghe an toàn hơn, nên bà nói với Tuấn: – Con chèo chậm thôi, lâu lắm má không đi ghe nên muốn nhìn sông nước một chút. Tuấn chỉ cái máy đuôi tôm: – Ghe chạy bằng máy, nhưng con sẽ chạy chậm để má đủ thời gian ngắm cảnh. Ngọc Hà chen vào: – Chỉ má ngắm thôi, còn vợ bỏ đâu? – Ừ, thì vợ cũng ngắm. Vợ lo ngắm cảnh mà quên cả chồng phải lái ghe! Thấy hai đứa đùa vui với nhau mà Lệ hài lòng, bà nhìn chúng với ánh mắt yêu thương. Nhờ vậy suốt quãng đường năm cây số qua mau. Đến nơi, bà bảo Tuấn: – Con lên nhà uống nước, nghỉ một lát rồi hãy về. Tuấn vội nói: – Con phải về kẻo má con trông. Anh đưa bà mẹ vợ lên tận nhà, sau đó mới quay xuống ghe đi về. Lúc sửa soạn lui ghe, anh ngạc nhiên khi không thấy Ngọc Hà ra tiễn. Nghĩ có lẽ cô nàng bận việc gì đó nên sau mấy giây tần ngần, Tuấn lui ghe ra giữa dòng, nổ máy chạy nhanh vì trời đã bắt đầu tối. Gió hơi mạnh nên Tuấn cho ghe chạy cặp sát bờ, mặt trời vừa khuất sau ngọn tre nên Tuấn phải căng mắt ra mà chạy, không để ý đến một vật đang cử động nhè nhẹ ở phía giữa ghe. Cho đến khi một chuỗi cười khúc khích vang lên khiến cho Tuấn giật mình: – Ủa, ai vậy? – Mỹ nhân đây! Cho thiếp quá giang một đoạn, thiếp bị lạnh! Tuấn định tắt máy cho ghe ngừng lại thì đã bị giọng cô gái ra lệnh: – Đang chạy nước ngược mà tắt máy cho ghe trôi sao! Cứ chạy đi! Lúc này giọng nói nghe đã rõ ràng hơn, Tuấn kêu lên: – Hà! Sao em lại ở đây? Hồi nãy anh thấy em lên rồi, và sau đó anh tìm để từ giã về mà không thấy… Nàng lại cười khúc khích: – Người ta trốn dưới ghe mà không biết, chắc là tưởng người đẹp nào khác phải không? – Trời tối rồi để cho anh về, làm thế này anh phải đưa em trở lại chắc tới khuya mới về tới nhà quá! Nàng nũng nịu: – Muốn đuổi người ta lên phải hôn? Được người ta nhảy xuống lội vào bờ cho coi! Tuấn hốt hoảng: – Đừng! Để anh quay ghe lại. Ngọc Hà lúc này mới nói nghiêm túc: – Không cần đâu, em đã xin phép má rồi, em có việc cần ở ngoài chợ tối nay nên em phải ra đó, rồi sáng mai đi đo áo cưới luôn! – Ủa, lúc nãy anh đâu có nghe má cho phép như vậy? Hà nheo mắt: – Em chỉ cần rỉ tai là má chịu liền! Nhất là khi có anh đi cùng… – Nhưng… anh còn phải về nhà mà. Đâu có theo em ra chợ được. Mà anh cũng đâu có nghe em nói có nhà quen ngoài chợ bao giờ đâu? Giọng của Tuấn đầy vẻ hoài nghi, đáng lý Hà phải giải thích, đằng này cô lại cố nói: – Đâu phải người quen nào cũng phải nói ra hết. Anh không tin em có nhà quen ngoài chợ phải không? Nếu vậy… anh có dám cùng với em tới đó ở qua đêm không? Tuấn đâu ngờ cô vợ sắp cưới của mình ăn nói bạo miệng như vậy, nên trố mắt ngạc nhiên: – Em nói gì vậy Hà? – Thì em nói điều em đang nghĩ trong đầu. Anh không chịu thì thôi, em sẽ đi một mình! Hà giận dỗi bò ra mũi ghe ngồi một mình. Tuấn không thể bỏ tay lái ghe nên đành phải xuống nước: – Thôi, anh chịu. Để lát bữa anh ghé nhà báo cho má biết, rồi cùng đi với em. Hà vẫn còn giận: – Không cần đâu! Nếu về nhà báo thì đời nào bà già cho anh đi, và như thế em sẽ biến thành đứa con gái hư hỏng bỏ nhà đi qua đêm với trai! – Nhưng… anh là chồng sắp cưới của em chứ phải trai nào đâu! Tuy có ngạc nhiên về thái độ, cách ăn nói bạo miệng hơn thường khi, nhưng sợ nàng giận, nên cuối cùng Tuấn cũng chấp nhận cùng đi với Ngọc Hà. Họ gửi ghe ở một nơi tại bến chợ, rồi dắt nhau tới một phòng trọ… ° ° ° Sáng ra khi tỉnh giấc, Tuấn ngơ ngác tìm quanh thì không thấy Ngọc Hà. Anh gọi liền mấy tiếng không nghe trả lời nên vội chạy ra ngoài tìm. Lúc đó người chủ nhà trọ ngạc nhiên hỏi Tuấn: – Tối qua cậu làm gì uống say dữ vậy? Tuấn ngơ ngác: – Tôi say hồi nào? Sáng nay ông có thấy cô gái đi chung với tôi không? Đến lượt ông chủ ngạc nhiên: – Cô nào? – Thì cô đi với tôi tối qua? – Làm gì có ai. Chính tôi đã tìm thấy cậu say bí tỉ nằm ở trước cửa nhà trọ này. Tôi đã phải vất vả lắm mới kéo cậu vào phòng được, rồi cậu nghỉ mê man tới giờ này… Nghĩ tới sự an nguy của Hà, Tuấn hốt hoảng: – Chẳng biết nàng ra sao rồi? Rõ ràng lúc tới đây tôi với nàng cùng đi, nàng mặc bộ quần áo màu xanh, giống như màu tấm màn cửa kia kìa! Anh đưa tay chỉ thì ông chủ trọ lắc đầu: – Tôi đã nói là cậu tới đây chỉ một mình, nằm say khướt ở ngoài kia kìa. Tuấn chạy trở vào phòng, anh chợt nhìn thấy nguyên một đầu tóc giả còn nằm trên giường thì cầm lên xem và la lớn: – Tóc của Hà đây mà! Anh cầm chạy trở ra và hỏi với giọng đầy kích động: – Ai đã làm gì vợ tôi? Lão chủ nhà ngơ ngác: – Làm gì là sao? Tóc này của ai vậy? Tuấn hét lớn: – Mấy người làm gì vợ tôi mà cắt nguyên đầu tóc của cô ấy bỏ lại đây? Mấy người giết cô ấy rồi phải không? Thấy Tuấn lồng lộn, ông chủ điềm tĩnh nói: – Cậu không nên nóng nảy nói bừa như vậy! Tôi nghĩ là cậu nên về nhà tìm lại xem, có thể bây giờ vợ cậu cũng đang tìm cậu đó! Tuấn quên cả cám ơn ông ta, vội chạy bay về nhà. Bà Sương nhìn thấy con về thì mừng lắm: – Trời ơi, con đi đâu mà suốt đêm rồi má kiếm khắp nơi? Cứ tưởng con chạy ghe bị tai nạn, nên má cho người qua bên nhà con Ngọc Hà tìm, thì bên nó cũng ngạc nhiên nói con đã về đây ngay từ chiều tối! Tuấn hỏi liền: – Ngọc Hà đang ở đâu? Bà Sương chỉ tay ra ngoài nói: – Kìa, má con nó qua tới kìa! Tuấn nhìn ra thì thấy Ngọc Hà đang tất tả đi bên mẹ bước vào nhà. Anh hỏi lớn: – Từ đêm đến giờ em đi đâu? Hà ngơ ngác: – Em ở nhà với má chứ đi đâu? Tuấn gay gắt: – Sao em bỏ anh mà không nói lời nào hết, làm sáng ra anh lo hết sức! Bà Lệ phải chen vào, lên tiếng: – Con nói cái gì vậy Ngọc Hà nó ở nhà, ngủ với má từ lúc con chèo ghe về tới sáng. Khi nãy nghe tin con mất tích nó còn giục má qua đây gấp, mà bây giờ con ăn nói gì vậy? Tuấn vẫn quả quyết: – Tối qua Hà xuống ghe với con, bảo phải ra chợ ngủ để sáng đi đo áo cưới, con sợ Hà ở một mình nên mới đi theo… Hà kêu lên: – Anh Tuấn điên rồi má ơi! Má coi anh ấy ăn nói như người cõi trên vậy. Bà Sương cũng nói: – Hồi sáng mấy đứa nó qua nhà báo tin thì còn thấy Ngọc Hà ở bên nhà, con nói gì vậy? Tuấn sững sờ hết nhìn Hà rồi nhìn lại mình. Bà Sương bắt đầu hoảng: – Từ hôm qua tới nay con toàn làm cho má sợ, sao vậy Tuấn? Trong đầu con có chuyện gì không? Tuấn ngồi bệt xuống sàn nhà, thẫn thờ như người mất hồn. Trong lúc giọng bà Lệ vẫn đều đều: – Đêm qua tôi sợ nên không cho con Hà ngủ một mình, mà cũng may, nhờ vậy mà chuyện thằng Tuấn nói tôi không nghi ngờ con gái tôi được. Tôi nghĩ, cần phải đưa nó đi khám bệnh lại, không chừng có gì đó không bình thường! Ngọc Hà bước tới bên Tuấn, nhẹ giọng nói: – Chắc là có chuyện gì đó, anh hãy bình tĩnh nhớ lại xem. Tuấn hỏi lại: – Có đúng là không phải em không? Hà phải khéo léo lắm mới khơi cho Tuấn kể lại đầu đuôi. Khi anh bảo là còn có cái đầu tóc giả ở chỗ nhà trọ thì Hà giật mình: – Đầu tóc đó ra sao? Cô đưa tay lên sờ tóc mình rồi ái ngại bước lùi một chút, sợ Tuấn sờ lên đầu. Tuấn vụt nói: – Để anh đi lấy cái đầu tóc của em về! Bà Sương về nói: – Tóc nó còn đây mà con nói gì vậy? Tuấn khựng lại, nhưng anh vẫn lẩm bẩm: – Rõ ràng mình thấy… Hà bỗng nói: – Cho em đi tìm chỗ đó với! Cả hai bà mẹ đều không cho, nên cuối cùng chỉ một mình Tuấn gọi xe lôi đi. Lát sau trở về, trên mặt của Tuấn còn nguyên nét thất vọng: – Không có… Hà hỏi: – Anh nói không có là sao? Tuấn bực dọc kể: – Rõ ràng lúc nãy anh cầm cái đầu tóc giả ấy trên tay, xem rất kỹ, vậy mà khi trở lại thì chẳng thấy đâu! Lão chủ nhà trọ cũng phủ nhận, nói là không thấy gì. Cứ nghe Tuấn nhắc tới tóc giả là Ngọc Hà cảm thấy như mình bị soi mói, cô quay mặt đi, cố tránh ánh mắt nhìn của mọi người. Nhưng thật ra lúc ấy họ nào để ý đến cô… Bà Sương bảo con: – Con đừng làm má sợ nữa, hãy đi nghỉ đi! Khi ra về, chính Hà đã bất ngờ nói với mẹ: – Anh Tuấn gặp chuyện gì đó thật, chứ không phải anh ấy bịa chuyện đâu. Bà Lệ thắc mắc: – Nhưng là chuyện gì? Má thấy thằng này càng lúc càng giống như người cõi trên chứ không phải bình thường. Có khi nào nó bị… ma nhập không? Hay là… nó đi chơi với gái rồi sợ nên bịa chuyện? Hà lắc đầu: – Con không tin như vậy. Con nghĩ… Thấy con gái cứ ngập ngừng hoài, bà Lệ buột miệng: – Hay tụi bay có điều gì giấu tao? – Làm gì có, má… Hà cứ thẫn thờ mãi về chuyện của Tuấn. Những lời nói của vị bác sĩ hôm qua khiến cho Hà càng suy nghĩ nhiều hơn. Cô liên tưởng mọi chuyện xảy ra từ mấy hôm nay, cuối cùng cô nói với mẹ: – Con muốn hoãn đám cưới! Bà Lệ sửng sốt nhìn con: – Con điên rồi hay sao vậy? Hà nói thật: – Chính con cũng có cảm giác kỳ lắm… nhất là mỗi khi con nhớ tới chuyện cái mặt quỷ của con đêm hôm trước. Hình như… Cô sờ lên tóc của mình, lúc đó bà Lệ mới chợt nhớ tới chuyện cái đầu tóc giả mà Tuấn nói: – Cái đầu tóc mà nó nói là sao má không hiểu? Chẳng lẽ cũng có người xài tóc giả y như con hay sao? Hay là… nó nghi ngờ gì về con? Hà lắc đầu: – Không phải vậy đâu. Con nghĩ là Tuấn gặp ai đó thật. Thí dụ như gặp một cô gái giống y như con chẳng hạn… Bà Lệ la lên: – Nó gặp ma sao chứ? Hà hạ thấp giọng: – Cũng không chừng… Bà Lệ rùng mình: – Con đừng nói làm má sợ! Mà sao con biết? – Má không nghe anh ấy kể rành rọt đó sao? Không phải ma thì làm sao có một người giống con như đúc xuất hiện trên ghe khi con còn ở nhà với má? Bà Lệ gật đầu: – Ờ há, hồi nãy nó kể chuyện mà vì mải mê lo hỏi nó chuyện khác nên mình quên không nghĩ đó là ma. Đúng rồi, chỉ có ma mới như vậy! Hà trầm ngâm một lúc, bất chợt cô bảo mẹ: – Con phải đi gặp dì Dung thôi! Bà Lệ ngạc nhiên: – Dì Dung con thì dính gì tới chuyện này? Hà chỉ lên tóc mình rồi nói: – Chính dì ấy cho con mái tóc giả này! – Nhưng… đó chỉ là tóc, nó có gì liên quan đâu? – Có! Con nghĩ ra rồi, kể từ khi con mang tóc này tới nay đã xảy ra bao nhiêu chuyện rồi. Hà quay sang người đạp xe lôi: – Anh cho xe chạy về ấp 4, chỗ nhà máy xay lúa Hiệp Thành. Bà Lệ hoang mang lắm, nhưng vẫn đi theo con gái…
nhozshin2
29-04-2012, 04:44 PM
Phần 2 Chapter 2
Dì Dung lắng nghe kỹ những lời kể của Hà. Nghe xong, bà mất hẳn sự tự tin như thường lệ, và chợt kêu lên: – Vậy là đúng rồi! Bà Lệ ngạc nhiên: – Dì nói đúng chuyện gì? Quay sang Hà, dì nói mà giọng còn hơi run: – Đêm qua và mấy đêm trước, đêm nào dì cũng chiêm bao thấy có một đứa con gái với cái đầu trọc lóc, cứ gào khóc, đòi dì phải trả lại tóc cho nó! Ngọc Hà tái mặt: – Tóc gì? – Dì cũng đâu có biết. Chỉ thấy con nhỏ đẹp lắm, nhưng da mặt xanh xao, cái đầu không có tóc lại nham nhở còn hơn cái đầu con bữa trước! Lần nào trong mơ nó cũng khóc và đòi lại tóc, mà dì đâu nhớ ra có thể là mớ tóc mà dì đã cho con! – Sao bữa trước dì nói đây là tóc mua từ tiệm, có giấy chứng nhận? – Thì đó, dì đã cho con coi giấy chứng nhận hẳn hoi. Mà cái này là của ông hiệu trưởng trường Tây cho dì… Nói tới đây, bỗng bà kêu lên: – Đúng rồi, ông ta! – Dì nói ông nào? – Ông Henri, hiệu trưởng… – Người cho dì mớ tóc? Dì Dung hơi ngại khi nói ra: – Ông ấy nghỉ hưu lâu rồi, hiện sống ở Sài Gòn… Vừa rồi dì nghe tin ông ấy bị tố cáo một chuyện động trời lắm, dì không tin, nhưng người ta lại quả quyết chuyện ấy có thật! Hà tò mò: – Chuyện gì vậy dì? – Cưỡng bức một cô gái nhỏ hơn ông ta trên mười tuổi! Cả bà Lệ và Ngọc Hà đều kêu lên: – Trời ơi! Hà còn hỏi: – Mới đây hả dì? Bà Dung lắc đầu: – Chuyện cũ chứ không phải mới đây. Chuyện hồi ông ấy còn làm hiệu trưởng. Nghe nói cô gái là một nữ sinh lớp lớn… Bà Lệ tắc lưỡi: – Mấy ông Tây già thường sinh tật lắm! Dì Dung kể thêm: – Mà không chỉ cưỡng hiếp thôi đâu. Ông ta còn còn nhẫn tâm đẩy cô gái ấy vào chỗ quẫn trí rồi đi tìm cái chết nữa! Ngọc Hà không thể ngồi yên: – Có chuyện đó nữa sao dì? Dì Dung nhìn Hà, bà hơi mất tự tin: – Nghe câu chuyện đó dì lo. Nhất là mớ tóc này… Hà ngơ ngác: – Dì nói mớ tóc của con? – Ừ… dì sợ e… Bà quay sang bà Lệ: – Chị không dời đám cưới lại ít tháng được sao? Thí dụ như mình nại lý do con Hà phải né ngày tháng kỵ của ông bà gì đó… Đợi cho tóc nó mọc dài dài một chút… Chứ chị tưởng tượng xem, lỡ trong đêm tân hôn mà thằng chồng con Hà phát hiện vợ mình đội tóc giả thì biết ăn nói ra sao? Hà không lo chuyện đó bằng chuyện của ông hiệu trưởng trường Tây. Cô hỏi tới: – Dì biết nhà ông ấy không? – Chi vậy con? – Tự dưng con muốn tìm hiểu chuyện ông ấy bị tố cáo! Bà Lệ rầy: – Con lo chuyện bao đồng chi cho mệt. Ông ta làm gì thì mặc ông ấy, hơi sức đâu… Hà không cãi mẹ, nhưng cô vẫn không thôi suy nghĩ về chuyện ấy. Mãi cho tới chiều hôm đó khi đã trở về nhà rồi mà Hà vẫn còn thắc mắc, cô hỏi mẹ: – Mấy người bị chết oan nghe nói linh lắm phải không má? – Thì đã chết oan mà, hồn phách đâu siêu thoát được nên linh hiển thôi. – Như nạn nhân của ông đốc Tây đó có phải là oan hồn không? Sợ con hỏi linh tinh nên bà Lệ gạt ngang: – Con quan tâm đến chuyện ấy làm gì? Bà giục Hà đi ngủ sớm, cô nghe lời. Nhưng đến sáng hôm sau thì Hà biến mất! Bà Lệ hốt hoảng chạy đi tìm kiếm khắp nơi. Cuối cùng bà bắt gặp một phong thư của Hà để lại. Đại khái cô báo cho mẹ biết là có việc phải đi Sài Gòn gấp, xin bà cứ yên tâm, đừng đi tìm và lo lắng! Đã biết như vậy rồi, nhưng bà Lệ vẫn như ngồi trên lửa. Bà linh tính chuyện này ắt có liên quan tới vụ ông đốc Tây. Cuối cũng vẫn không yên tâm. Bà Lệ tức tốc đi tìm con. Rủ cả dì Dung cùng đi, bởi bà Lệ nghi Ngọc Hà sẽ tới chỗ ông đốc Tây nghỉ hưu. Và quả đúng như vậy. Khi hai bà tới nơi thì gặp lúc Hà đang tiếp xúc với chị người làm của ông Henri. Bà Tám Ni, một người giúp việc trung thực, rất bức xúc chuyện đó. Bà kể lại nhà giọng vẫn còn bị kích động: – Chuyện xảy ra đã lâu rồi, ai cũng tưởng nó đã chìm vào quên lãng, bỗng gần đây nó lại sống dậy và khiến cho ông Tây ăn ngủ không yên. Mà chính tôi cũng tận mắt… Bà hạ thấp giọng như sợ có người nghe: – Cách đây không lâu, tôi còn nhìn thấy một cô gái có cái đầu trọc lóc đứng giữa nhà gào khóc! Nhìn kỹ lại tôi nhận ra chính là… nó. Hà hỏi lại: – Nó là ai? – Là đứa con gái, cô ấy là nạn nhân! Cô này là cô thư ký riêng của ông Henri. Ngày đó tôi còn nhớ, cô ấy đẹp lắm và cũng hiền lắm… Bỗng một hôm tôi nghe tin cô ấy mất tích. Ban đầu tôi cứ nghĩ cô ấy yêu ai đó rồi bỏ nhà đi xây tổ ấm. Nhưng hai tháng sau thì một tin động trời đã nổ ra: Cô thư ký Mỹ Dung đó được phát hiện treo cổ chết phía sau ngôi chùa lớn gần nhà ông Henri! Mà chết trong tình trạng thương tâm lắm, ngoài nhan sắc tiều tụy ra, cô ấy còn có cái đầu nhẵn thín, không còn sợi tóc nào! Bà Lệ ngơ ngác: – Sao vậy? Ngọc Hà cũng sững sờ: – Ai đã làm gì cô ấy? Tám Ni nói như sắp khóc: – Cô ấy đã xuống tóc xin quy y cửa Phật trước khi chết. Hà bị sốc dữ dội: – Trời ơi, đã quy y rồi sao còn tìm cái chết! – Đó là điều Làm cho ông Henri hối hận và đau khổ vô cùng! Hà buột miệng: – Phải chăng ông ta biết trước sự việc mà không ngăn cản được? Tám Ni gật đầu: – Cô nói đúng. Khi sự việc về mối quan hệ giữa ông ấy và cô Mỹ Dung xảy ra, chính ông ấy đã dàn xếp để cô ấy bỏ việc, lánh đi. Họ thuê một căn nhà để ở và dự tính chờ sau khi ông Henri làm thủ tục ly dị xong với bà vợ đầm xong sẽ chính thức cưới cô Mỹ Dung, thì đùng một cái, chẳng biết có ai tiết lộ, nên bà vợ già của ông Henri đã tìm tới tận nơi và quậy tung lên, làm nhục cô Mỹ Dung, đến nỗi cô ấy phải chạy vào chùa xin tá túc. Rồi đêm hôm đó sau khi xin quy y, cạo mái tóc dài quá lưng của mình, gói nó lại, nhờ nhà chùa gửi lại cho người yêu và sau đó cô lẻn ra ngoài phía sau chùa treo cổ tự tử! Ngọc Hà bỗng kêu lên: – Mái tóc này! Rồi cô quay sang dì Dung: – Dì nói chính ông Henri đã tặng cho dì đầu tóc này? Dì Dung gật đầu: – Đúng vậy. Nhưng ông ấy nó là mua ở một tiệm lớn… Tám Ni ngạc nhiên: – Tóc gì? Hà vuốt lên tóc của mình và nói: – Tóc tôi đang mang! Nhìn kỹ rồi chị ta kêu lên: – Đúng rồi! Hồi trước cô Mỹ Dung có mái tóc giống y như thế này! Rồi chị tiết lộ: – Tôi nhớ ra rồi, hồi đó có một hôm ông Henri nhờ tôi đem số tóc dài của cô Mỹ Dung ra một tiệm uốn tóc nhờ họ kết lại, rồi cho vào hộp, ông ấy nói để dành kỷ niệm… Hà nói mà cảm giác lạnh cả người: – Đúng rồi! Cô nhìn sang dì Dung, run run giọng: – Làm sao bây giờ hả dì? Bà Lệ cũng lo sợ: – Phải mau lột đầu tóc ra đi! Lúc này Tám Ni mới rõ mọi việc, chị nói: – Cô đây nếu sợ thì tôi có cách. Ở tiệm uốn tóc gần đây họ có nhiều kiểu tóc giả khác, chi bằng cô tới đó để họ thay, lấy đầu tóc này trả lại cho ông Henri. Dì Dung cũng đồng tình: – Hay là con làm vậy đi Hà… Ngọc Hà đi với Tám Ni tới tiệm uốn tóc, và thật bất ngờ, người chủ tiệm khi vừa thấy Hà bước vào đã nói liền: – Có người tới đây nhắn cô Ngọc Hà, rằng nếu cô muốn trả lại tóc thì hãy về ngay nhà chồng, có người đang đợi cô ở đó! Hà hỏi lại: – Người thân tôi là ai vậy? Người chủ tiệm lấy ra một mảnh giấy nhỏ trên đó có ghi mấy chữ. Hà đọc đủ cho mấy người chung quanh cùng nghe: – “Mỹ Dung”! Tám Ni kêu lên sửng sốt: – Cô ấy đây mà! Hà lặng người đi trong nỗi sợ hãi… Tuy nhiên cô vẫn phải thay tóc khác, bởi cô không tài nào dám mang lại mớ tóc dài mà cô rất thích kia. Tuy vẫn còn muốn ở lại, nhưng nhớ đến lời trong mảnh giấy, Hà giục mẹ đi về. Hà cùng với mẹ lên xe đò trở về nhà ngay, nhưng xui cho họ, chiếc xe họ đi lại gặp tai nạn, trên xe có đến gần chục người bị thương, trong số đó có Hà và mẹ. Hà lại bị thương ở vùng đầu, nên hôn mê đến hai ngày hai đêm, đến khi tỉnh lại thì cô hoảng sợ vô cùng khi thấy tóc trên đầu mình không còn sợi nào! – Trời ơi! Cô y tá chăm sóc cô giải thích: – Vết thương của cô nặng lắm, nếu không vào kịp bệnh viện thì có thể đã nguy tới tính mạng! Các bác sĩ đã phải làm hết sức mình. Bây giờ thì cô hết nguy hiểm rồi, nhưng phải nằm lại bệnh viện vài tuần để theo dõi. Hà chợt nhớ tới mẹ, liền hỏi: – Má tôi đâu? Cô y tá đáp: – Bà không sao, nhưng cũng bị gãy chân, đang nằm ở một phòng khác. Và cô ý tá thắc mắc: – Theo địa chỉ của má cô cho, bệnh viện đã cho người đi đánh điện tín về nhà, vậy mà đã hai ngày rồi chẳng thấy ai lên nuôi bệnh hết! Kể cả nhà bên chồng cô nữa… Hà hoảng hồn: – Sao cho bên chồng tôi hay làm gì! Cái đầu tôi… Cô đưa tay sờ lên tóc, e ngại. Bỗng cô y tá nói: – Khi điều trị vết thương cần phải cạo tóc để dễ phẫu thuật, lúc ấy tụi này mới biết là cô mang tóc giả. Chính tôi đã gở búi tóc của cô, đặt ở đầu giường này, nhưng sáng hôm sau thì chẳng hiểu sao lại biến mất! Hà sững sờ một lúc lâu, cho đến khi cô y tá hỏi: – Cô có tính làm lại tóc giả không? Nếu cần thì vừa rồi có người đem vào tặng cho cô một hộp tóc giả, tôi để ở đầu giường kìa… Chị ta vừa nói vừa lấy chiếc hộp giấy lại. Vừa định mở ra thì Hà đã kêu thét lên: – Đừng! Trong hộp chứa một đầu tóc giả mà thoạt trông Hà đã nhận ra ngay, chính là đầu tóc mà cô đã gửi lại cho Tám Ni giao cho ông Henri! – Sao nó lại ở đây? Cô y tá nói: – Tôi nghĩ có lẽ ai đó biết cô mất đầu tóc nên đem cho tóc mới. – Người mang hộp này tới là ai vậy? Cô y tá lắc đầu: – Tôi cũng không biết, chỉ thấy nó nằm sẵn ở phòng trực, trên hộp có ghi nhờ chuyển cho bệnh nhân tên Ngọc Hà ở phòng số 3, nên tôi biết là gửi cho cô. Hà sợ sệt: – Chị làm ơn đem nó ra ngoài giùm, tôi không cần! Chợt cô y tá nhìn thấy một mảnh giấy dưới đáy hộp, cô lấy ra đưa cho Hà, có mấy chữ: “Đừng từ chối, hãy mang nó vào khi xuất viện. Không có tóc sẽ mất luôn chồng!”. Ngọc Hà bàng hoàng, cô lẩm bẩm: – Ai vậy? Nhìn kỹ lần nữa thì rõ ràng đúng là tóc mình đã mang thời gian gần đây. Hà còn đang lưỡng lự thì cô y tá giục: – Cô nên nhận rồi bỏ vào tủ kia khóa lại, để ngoài coi chừng mất nữa! Không còn cách nào khác nên Hà đành phải chấp nhận như vậy và một lần nữa cô lại phải canh cánh bên lòng về cái tên Mỹ Dung. Nằm bệnh viện đến mười ngày mà vẫn không thấy ai bên nhà chồng, kể cả Tuấn lên thăm. Chính bà Lệ cũng ngạc nhiên: – Má đã nhờ người đi đánh hai lần điện tín rồi mà sao họ vẫn không lên thăm? Qua ngày thứ mười hai thì má con bà Lệ được xuất viện. Ngọc Hà ở thế bắt buộc nên lại phải đeo bộ tóc giả… của Mỹ Dung. Bà Lệ lo lắng khi nhớ đã qua ngày đám cưới, bà nói: – Không liên lạc được với nhà chồng con, chẳng biết dưới đó họ tính sao, tự nhiên má thấy lo… Hà cũng bồn chồn: – Linh tính cho con hay hình như có chuyện gì đó… Và điều gì đó đã xảy ra! Khi họ về tới gì nghe người nhà báo tin: – Đám cưới đã diễn ra rồi. Anh Tuấn đã lấy vợ, đám cưới đúng ngày quy định mà sao nhà gái mình không có má, chỉ có tụi con được rước qua bên đó cùng với chị Hà. Mà má nữa, sao ngày hôm đó má không về, để chị Hà một mình, chị ấy buồn lắm! Bà Lệ ngơ ngác: – Sao có vụ đó? Tao với con Hà bị tai nạn tưởng chết, nằm bệnh viện bữa nay mới về, vậy đám cưới với ai? Ngọc Liên, em Hà, cũng ngơ ngác: – Bữa đám cưới con thấy chị Hà mặc bộ đồ cưới lộng lẫy, con nghĩ chắc chỉ đi Sài Gòn mua về, chị Hà còn đưa tay vẫy con nữa, má nói gì kỳ vậy? Bên nhà đó còn nói do má đi đâu không biết mà lâu quá, sợ lỡ việc nên họ cử hành lễ cưới luôn. Khi nào má về sẽ tính sau! Bà Lệ tức giận quát nên: – Đồ quân tráo trở, bạc tình! Lợi dụng lúc người ta bị tai nạn lại đi cưới vợ khác! Nhưng đứa em của Hà lại nói: – Con thấy đó là chị Hà, chứ có ai khác đâu? Hà vùng đứng dậy, cô nói giọng nghiêm trọng: – Vụ này không đơn giản nữa rồi! Nó dính tới việc an nguy của con nữa, má để con đi qua bên đó! Cô nói xong đi liền, bà Lệ không kịp cản, nên phải giục Ngọc Liên cùng bà đi theo sau. Khi họ qua tới nơi thì thấy nhà sạp che làm đám cưới vẫn còn đó, trong nhà tuy bớt rộn ràng, nhưng vẫn còn đông. Mọi người vừa thấy Hà bước vào đã ngạc nhiên hỏi: – Ủa, mợ Ba mới đi hưởng tuần trăng mật sao về nhanh vậy? Ngọc Hà trố mắt: – Tuần trăng mật của ai? – Thì của mợ… Vừa lúc ấy bà Sương bước ra, bà chau mày hỏi: – Sao con về, còn thằng Tuấn đâu? Hà vốn đã bực tức về việc Tuấn làm đám cưới mà cô dâu không phải là cô, nên xẵng giọng: – Má còn hỏi được sao? Tuấn đi đâu hẳn má biết rõ hơn ai hết mà? Bà Sương ngạc nhiên: – Kìa, con sao vậy Hà? Hà xổ ra bao nhiêu uất ức: – Con không ngờ má là người lớn mà lại xử sự như vậy. Sao chưa hỏi rõ đầu đuôi, trong lúc con vắng nhà có mấy ngày mà má đã đi cưới vợ cho anh Tuấn! Má biết mấy bữa nay con bị tai nạn thập tử nhất sinh, suýt nữa đã không trở về được rồi không! Bà Sương ngơ ngác: – Con nói gì má không hiểu? Cái gì mà tai nạn, rồi cái gì là má đi cưới vợ khác cho thằng Tuấn? Vậy cho đứa nào làm cô dâu rồi cùng thằng Tuấn đi hưởng tuần trăng mật? Ngọc Liên cùng với mẹ chạy vừa tới, cô lên tiếng liền: – Chị Hà con nói không phải chị là người trong đám cưới! Chị ấy với má con nằm bệnh viện hơn mười ngày mới về tới đây! Bà Sương như từ trên trời rơi xuống, bà lắp bắp: – Chuyện… chuyện đó… có chuyện đó sao? Rồi bà quay vào nhà hỏi mấy người giúp việc: – Tụi bay biết thằng Tuấn đưa vợ nó đi đâu không? Một người nói: – Dạ, nghe cậu Ba nói đưa mợ Ba đi Sài Gòn ở một tuần! Đây, cậu Ba có để lại địa chỉ, nói đây là nhà quen của mợ Ba. Hà chụp lấy mảnh giấy ghi địa chỉ, cô hốt hoảng: – Đường Hai Mươi, má có nhớ ngôi chùa Phước Hòa cũng ở đường này không? Nơi đó… cô Mỹ Dung treo cổ tự tử! Cả mấy mẹ con đều sững sờ. Sau đó Hà vụt chạy đi trong hoảng loạn, vừa gào lên: – Không xong rồi, anh Tuấn… Hà chạy ra bến xe đò… Cũng may là còn chuyến xe đêm, nên Hà không phải đợi qua sáng hôm sau. Chuyến xe tốc hành đó đưa Hà trở lại Sài Gòn rất sớm. Vừa tới bến xe, Hà đã gọi chiếc xe kéo về đường Hai Mươi. Sợ không nhớ chỗ, Hà hỏi người phu xe: – Chú biết chùa Phước Hòa ở đường Hai Mươi không? Người kéo xe tỏ ra am hiểu: – Ngôi chùa có cô gái tự tử chứ gì! Ở đây ai mà không biết chùa đó. Nhất là gần đây thiên hạ lại càng biết nó nhiều hơn, bởi cái hồn ma đêm nào cũng hiện ra nhát người qua lại, khiến ai nấy điếng hồn, thót tim luôn. Hà tò mò: – Chuyện đó có thật sao chú? Người kéo xe rùng mình: – Chuyện ma quỷ đâu phải chuyện giỡn đâu mà nói chơi! Mới hôm qua đây thôi, chính mắt tôi đây khi chở khách ngang qua đó còn nhìn thấy một người đàn ông ăn mặc như một chú rể, chạy từ bên ngoài vào sân chùa, rồi từ đó bò lê ra phía sau chùa, là nơi mà trước đây nghe nói có cô gái treo cổ tự tử! Tôi không dám chạy vào coi, nhưng nghe người ta đồn là hễ đàn ông nào mà chạy vào đó thì coi như đi nạp mạng cho oan hồn con ma thắt cổ ấy! Tội nghiệp cho người đàn ông nào đó… Hà hốt hoảng: – Sao chú không giúp cho người ta? Cô xuống xe trước chùa và đầu óc nghĩ tới Tuấn đang gặp nguy! Chạy thẳng vào chùa, chẳng nhìn thấy ai, Hà đi luôn ra phía sau chùa. Ở gốc cây cổ thụ, rõ ràng là Tuấn đang quỳ gối một mình! Hà bước tới, vừa định lên tiếng gọi thì chợt nhìn thấy trước mặt Tuấn, thòng từ cành cây xuống là thi thể của một người nữ. Nhìn kỹ hơn, Hà phát hiện người đang treo lơ lửng kia có cái đầu hầu như không có sợi tóc nào! Tuấn thì như đang ngây dại, đôi mắt nhìn về phía thi thể kia mà như đang nhìn vào một nơi xa xăm nào đó… Thậm chí anh chẳng hề nghe tiếng bước chân rất gần của Hà. Cho đến khi Hà lên tiếng gọi: – Anh Tuấn! Vẫn như pho tượng gỗ, qua hai lần Hà gọi mà Tuấn chẳng có phản ứng gì. Bỗng nhiên anh ngã chúi về phía trước khi Hà gọi lần thứ ba! Tuấn vừa ngã xong thì thi thể kia cũng từ trên cây rơi xuống đất. Hà chưa kịp có phản ứng gì thì trước mắt cô tối sầm lại, người cô lảo đảo… ° ° ° Một người Pháp già nói tiếng Việt rất trôi chảy, reo lên khi thấy Hà và Tuấn tỉnh lại: – May quá! Tuấn ngơ ngác nhìn ông ta, trong khi Hà thì bật ngồi dậy liền: – Ông là… Giọng nói quen thuộc của Tám Ni: – Đây là ông Henri mà lần trước tôi đã kể. Ông ấy được vong hồn cô Mỹ Dung về báo nên kịp tới đây cứu hai cô cậu đó! Hà nhìn ông ta đang ôm khư khư một cái túi thì nghi ngờ: – Ông này là thủ phạm gây ra cái chết cho cô Mỹ Dung, thì làm sao hồn ma cô ấy lại để cho ông ấy cứu người được? Tám Ni chỉ tay vào chiếc túi ông Henri đang ôm bên mình nói: – Ông ấy đã tới kịp và ôm cái xác của cô Mỹ Dung vào trong túi kia, để cô ấy không còn quấy phá ai nữa! Chính ông Henri lên tiếng: – Mỹ Dung là hồn ma, nhưng không phải lúc nào cô ấy cũng ác hay hại người. Bằng chứng là mới rồi, chính cái hồn thiện trong cô ấy đã không để cho anh này bị chết! Hà gay gắt: – Nhưng chính cô ta đã giả đóng vai tôi để gạt chồng tôi làm đám cưới với cô ấy và đưa chồng tôi về đây. Nếu tôi tới không kịp thì có phải chồng tôi đã bị cô ấy hại rồi không! Giọng ông Henri vẫn nhẹ nhàng: – Đúng là cô ấy có làm việc đó. Nhưng đó là cái hồn ác trong Mỹ Dung đã làm. Còn khi đã dẫn cậu này về đây rồi thì chính cái hồn thiện trong cô đã thắng được mặt ác nhờ vậy mà chồng cô mới thoát được chết, chứ nếu không thì anh ấy sẽ là người phải treo cổ trên cành cây, thay cho cô Mỹ Dung. Hà nghe lạ, nhưng không thể tin được ngay, cô còn đang tính hỏi lại thì chợt nghe một giọng nói cũng khá quen thuộc vang lên sau lưng: – Điều đó là đúng hoàn toàn! Quay lại nhìn, cả hai Hà và Tuấn đều kêu lên: – Bác sĩ! Bác sĩ Thuần khoa tâm thần, người đã điều trị cho Tuấn vừa xuất hiện. Ông hướng về Hà giải thích: – Cô khó mà tin được lời ông Henri nói, nhưng đó là sự thật. Tôi nghiên cứu sách vở về tâm linh đã có biết những chuyện như ông Henri vừa nói. Trong hồn phách người chết có hai trạng thái, lúc hiện về hay nhập vào ai đó. Có lúc thiện, lúc ác! Bây giờ Tuấn mới lên tiếng: – Tôi đã trải qua với cô ấy vào những giai đoạn như vậy! Lúc cô ấy hiện ra trong vai của Ngọc Hà vợ tôi, thì cô ấy rất dịu dàng để tôi tin đó là sự thật. Nhưng đến khi cần khống chế tôi dẫn đi thì cô ấy đanh đá, dữ dằn đến đỗi tôi không dám cãi lời! Như lúc về đây, cô ấy bắt tôi quỳ dưới gốc cổ thụ này và bảo rằng cô ấy phải trả thù, phải tìm ra người phải chết để thế mạng cho cô ấy đi đầu thai! Đến khi vợ tôi xuất hiện thì bỗng dưng hồn ma lại biến đổi thái độ rất nhanh, chuyển sang là một oan hồn yếu đuối, ngã ra đất bất động như một người ở cõi trần! Ông Henri vuất nhẹ chiếc túi vải bên mình: – Nhờ thế mà tôi mới có thể thu hồi hài cốt cô ấy về mai táng lại. Hy vọng từ nay hồn phách cô ấy không còn về quấy phá ai nữa cả. Ông nói xong đứng lên bắt tay bác sĩ Thuần: – Cám ơn ông bạn già đã không quản ngại đường xa mà tới đây giúp tôi giải tỏa được gánh nặng này. Ông ta bước đi xiêu vẹo, ôm cứng chiếc túi như sợ có người giành lấy… Bác sĩ Thuần chép miệng: – Tội nghiệp họ! Người ta lên án ông ấy là không công bằng. Thật ra ông ấy yêu cô Mỹ Dung tha thiết, yêu chân thành. Và ngược lại cô ấy cũng yêu ông một cách trong sáng, bằng thứ tình yêu mà mãi đến chết vẫn không nguôi! Hà chen vào: – Nhưng chính ông ấy đã khiến cho cô ấy tự tử! Bác sĩ Thuần lắc đầu: – Tôi quen ông ta từ lâu, biết rõ mối tình của ông ấy với cô Mỹ Dung. Tôi biết chắc cô Mỹ Dung chết do quá phẫn uất chuyện bị đánh ghen, bị bôi nhọ danh dự nên bồng bột nhất thời mà tìm đến cái chết, chứ thật ra cô ấy vẫn yêu Henri tha thiết, yêu đến bứt không rời, xé không tan! Bằng chứng như chúng ta thấy đó, xác một hồn ma thì làm gì còn, vậy mà vì tình yêu, hồn phách kia đã tích tụ lại còn cho ông lấy được hài cốt kia. Ông ta hy vọng đúng, từ nay hồn phách cô Mỹ Dung sẽ không còn xuất hiện nữa! Ông quay sang Tuấn và Hà: – Cô cậu cũng mừng đi, từ nay đã thoát được sự quấy nhiễu rồi. Cô cậu có thể yên ổn mà sống bên nhau. Tuấn thắc mắc: – Tôi vẫn chưa hiểu, tại sao giữa chúng tôi và cô ấy chẳng hề có liên quan gì với nhau, thế tại sao hồn cô ấy lại đeo theo quấy phá? Bác sĩ Thuần nhìn Hà và nói: – Chính bởi cái đầu tóc giả kia. Tóc này nếu tôi không lầm là của cô Mỹ Dung? Hồn người chết luôn bám theo bất cứ vật gì mà khi chết mình còn để lại dương gian! Đặc biệt là tóc. Bởi tóc có liên quan tới máu của con người. Nó là một phần cơ thể của cô Mỹ Dung khi sống. Nó được cắt ra trước khi cô ấy chết, tức phần sự sống trong tóc đó vẫn còn sống. Đúng hơn là còn cái hồn sống của người đó! Cho nên khi có người khác đeo vào cơ thể họ thì sự giao thoa giữa người sống và người chết lập tức được theo nhau. Có thể gọi đây là hồn của tóc đã giúp cho Mỹ Dung bám theo cô Hà này, và từ cô Hà đã dính đến cậu Tuấn! Những lời ông nói làm cho cả Hà và Tuấn rùng mình! Họ nhìn nhau rồi cùng siết chặt tay nhau, như sợ bị chia cắt lần nữa! Tám Ni cũng lạnh người khi nói: – Vậy còn ai dám dùng tóc giả nữa! Bác sĩ Thuần lắc đầu bảo: – Không đúng đâu. Trường hợp xảy ra hiện tượng như tôi vừa kể là khi nào người để lại tóc mà bị chết oan, bị bức tử! Chứ người chết bình thường thì có sao đâu. Trước khi đi khỏi chỗ đó, vị bác sĩ tâm thần vỗ vai Tuấn nói thêm: – Là một bác sĩ tây y mà nói chuyện tâm linh, hoang đường, không khéo người ta cười cho! Nhưng tôi còn là một nhà tâm linh học. Tôi nghiên cứu và biết nhiều về linh hồn, về thế giới tâm linh… Ông ta đi lâu rồi mà Tuấn và Hà vẫn còn đứng yên. Lát sau chợt nhớ ra, Tuấn nhẹ giọng bảo vợ: – Mình về nhà ngay kẻo má ở nhà lo. Hà nói rất khẽ: – Lấy vợ ma rồi bây giờ bắt người ta thế vai phải không! Tuấn ôm chặt Hà vào lòng: – Con vợ này tướng tinh còn dữ hơn ma nữa, cho nên hồn ma phải nhường tình yêu lại cho! Bây giờ mời… nương nương! Họ tay trong tay bước đi mà lòng tràn ngập hạnh phúc. Có lẽ nhờ những gì đã xảy ra mà họ cảm thấy thương yêu nhau hơn… ° ° ° Bà Sương thấy hai con về thì mừng lắm. Có cả bà Lệ và Ngọc Liên ở đó nữa. Họ cùng nói: – Hai người đi hưởng tuần trăng mật về có khác! Sau đó, hai bà mẹ dè dặt nói đủ cho Hà và Tuấn nghe: – Để tránh những rắc rối nữa xảy ra, có lẽ mình phải rước thầy về trừ khử cái vong lâu nay theo quấy phá! Hà nghiêm giọng nói: – Không cần đâu má! Tuấn nói thêm: – Chẳng những không cần rước thầy bà gì hết, mà trái lại tụi con sẽ lập một cái trang để thờ vong hồn cô ấy. Một con người đáng thương, đáng quý… Hà cũng đồng tình: – Con sẽ là người ngày ngày cúng vái cho cô ấy… Không ai phản đối. Và kể từ hôm ấy, trong phòng riêng của vợ chồng Tuấn có thêm một trang thờ. Họ không có ảnh của Mỹ Dung, nên thay cho ảnh chân dung, Hà đặt lên trang thờ chính lọn tóc mà cô từng mượn một thời gian… Một năm sau thì Hà sinh đứa con đầu lòng. Vào trước ngày sinh, Hà mơ thấy một cô gái với chiếc đầu trọc, gọi cô và nói: – Đặt cho đứa con đầu lòng là Mỹ Hạnh, đó là tên đáng lẽ tôi đã có mà chưa kịp. Thức dậy, Hà nói cho Tuấn nghe, anh gật đầu đồng ý ngay: – Dẫu sao mình cũng còn nợ cô ấy. Vậy thì nên theo ý cô ấy mà lấy tên Mỹ Hạnh cho đứa bé, nếu nó là con gái. – Em nghi nó là con gái. Cái bụng nhỏ xíu… Quả nhiên Hà sinh một bé gái thật xinh. Con bé mang tên Mỹ Hạnh!
The End

© 2012, Tin Tâm Linh. ( Theo : www.tintamlinh.com )

Leave A Reply

This website uses cookies to improve your experience. We'll assume you're ok with this, but you can opt-out if you wish. AcceptRead More