Bất giác tính từ kiếp đầu tiên hai người vốn là có ân tình mà trải qua ba kiếp lại trở mặt thành thù, cũng là số phận.

0

Trải nghiệm ba kiếp của Phùng Thiệu

Kiếp đầu tiên: Chàng Thiệu và cây hoa yêu tinh

Buổi sáng trên núi cao, sương mù vây kín bao phủ quanh. Xuất hiện một chàng thanh niên cao chừng sáu thước nét, khuôn mặt điển trai, tay cầm một cây gậy gỗ vượt băng băng qua rừng. Sau lưng chàng trai đeo một cái gùi nước rất to, gùi nước còn không ngừng có nước sóng sánh tràn ra ngoài.

Chàng trai họ Phùng tên Thiệu, là người trấn Thanh Sơn năm nay độ chừng mười bảy tuổi. Thiệu sức người khỏe mạnh lại cực kỳ tuấn tú nên không ít cô gái trong vùng đều có ý định với chàng. Có điều Thiệu trước nay vẫn luôn vướng bận mẹ già ốm bệnh. Còn cha chàng? Cha chàng đã chết trận nơi biên cương. Chàng lập chí không lập gia thất từ chối nhiều đám làm dạm hỏi mai mối để mong có ngày báo thù giết cha.

sương-mù-trên-núi-thanh-sơnsương-mù-trên-núi-thanh-sơn

Năm Thiệu lên mười, cả trấn Thanh Sơn bị một cơn lũ quét qua, người chết nhiều không sao kể xiết. Người chết vì lũ đã nhiều, người chết vì bệnh dịch càng nhiều hơn. Sau trận đó, người cả trấn chỉ còn thưa thớt. Mẹ và chàng dịp đó từ vùng khác tới đây định cư. Được năm năm nữa thì nghe tin báo tử của cha. Nghe nói hai châu Ô, Lý có quân của người Chăm tấn công, không biết bao nhiêu sĩ tốt bỏ mạng, nhà vua vì vậy mà còn phải bỏ chạy khỏi kinh thành.

Nghe tin dữ cha chết, Thiệu tức giận, muốn đi lính để giết giặc báo thù. Nhưng ngặt vì mẹ chàng liên tục ngăn cản, lại mua cho một mảnh ruộng tốt ở phía Tây trấn để ép chàng trồng trọt. Từ ấy chàng đành phải yên phận. Tuy vậy, Thiệu có tâm tư chưa lập nghiệp phò quốc để báo thù cho cha thì chưa lấy vợ.

Sang năm, Thiệu nghĩ tới trí hướng mới. Chàng đem bán mảnh ruộng mà mẹ mua cho, chuyển hẳn nhà vào trong núi ở muốn học tập ông Khổng Minh bên xứ tàu, dùi mài sách sử để mưu đồ bá nghiệp. Kể từ đó cho tới nay, Thiệu đã ở núi này được chừng một năm. Thi thoảng thì xuống núi thăm mẹ ốm bệnh tuổi già lại gửi tiền nhờ người chăm sóc. Còn mình thì cứ rúc trên núi ở ẩn như đạo sĩ.

Cho đến một hôm, nước trong nhà hết, Thiệu xách một gùi nước đi lên trên núi đem nước về. Khi đem nước về đến nửa chừng núi, chợt chàng nhìn thấy một cây hoa rất đẹp, lá hoa màu trắng vẫn còn là nụ mà mùi hương thơm đã không thể giấu được. Thiệu thích lắm, đem đánh cả bầu hoa mang về nhà để trồng. Ngày ngày chăm sóc cây hoa coi như báu vật.

Qua năm sau, quân Chiêm đánh vào kinh thành, vua tướng đều bỏ chạy. Chế Bồng Nga đem quân quét qua cả trấn Thanh Sơn, xông cả lên núi. Quân Chiêm nghe tin trên núi Thanh Sơn có cư sĩ ở nên rất hâm mộ muốn bắt về cho Chế Bồng Nga. Bọn chúng lùng sục trong núi Thanh Sơn rất gấp, có đạo sĩ nào trống cự là chém giết thẳng tay ngay tại chỗ.

Chúng lùng đến nơi Thiệu ẩn cư bèn giải chàng ra giữa sân vườn ép phải lên ngựa. Thiệu không chịu liền bị chúng chém một nhát rụng bay đầu. Máu bắn tung tóe, lớp máu ấy vương vãi vào thân cây hoa trắng vô tình nuôi dưỡng cho thân hoa có linh tính.

Cây hoa tu luyện trăm năm thì thành tinh, thêm trăm năm nữa thì hóa được thành hình người. Vì Yêu tinh hoa lúc trước dính máu của chàng Thiệu, nên đâm ra sau này nó muốn tu luyện thì cũng cần phải có máu người mới nhanh. Nó quyết định xuống núi tìm người giết lấy máu để tu luyện.

Nào ngờ đâu người đầu tiên mà nó gặp phải, lại chính là chàng Thiệu ân nhân kiếp trước đã cưu mang nó, nay chàng đã chuyển kiếp người mới. Yêu tinh biết vậy nên không nỡ xuống tay, chỉ âm thầm đi theo.


Kiếp thứ hai: Chư Sinh và nghiệt duyên yêu tinh

Kiếp sau của Phùng Thiệu là chàng Chư Sinh, là một tên mổ lợn chứ danh khắp vùng Thanh Sơn. Tuy nói là làm nghề mổ lợn, nhưng chàng Chư Sinh cũng rất điển trai. Nhưng không hiểu sao chàng Chư Sinh kiếp này đã ngoài ba mươi tuổi mà chưa có vợ con gì cả. Người trong trấn hỏi chuyện ấy thì Chư Sinh chỉ đáp lại rằng: “Tôi thường mơ thấy có ông thần phát hào quang sáng lấp lánh bay ở giữa mây trời, nói với tôi rằng tôi bị phạt không được lấy vợ vì đã vướng phải nghiệt duyên!”

Mọi người trong trấn nghe thấy những lời ấy chỉ cười và nghĩ rằng Chư Sinh nói đùa. Thế nhưng Chư Sinh biết những điều mình nói hoàn toàn là sự thật. Bởi cứ hễ mỗi lần chàng có ý định lấy vợ, là y như rằng có chuyện không hay xảy ra.

chư-sinh-và-yêu-tinhchư-sinh-và-yêu-tinh

Ở gần trấn Thanh Sơn năm ấy, có nàng Đào ở thôn họ Dương rất thích tính Chư Sinh, hai người cũng tâm đầu ý hợp nên tính đến chuyện cưới xin ăn hỏi. Vậy mà chỉ chưa đầy vài tháng trước khi đến ngày cưới, nàng bỗng lăn ra đất chết bất đắc kỳ tử, miệng sùi bọt mép, người nhà định khiêng lên quan đòi khâm niệm thì có tiếng quát như sấm vang giữa trời: “Chồng của người mà ngươi cũng dám tơ tưởng, phạt ngươi chết ba ngày không được chôn!”

Những lời ấy nói xong khiến người nhà sợ hãi lắm, không dám tự ý đem xác nàng đi chôn cất. Có người cố tình thử làm ngược ý ấy xem thì chưa kịp đến gần cái xác đã bị vật ngã lăn lông lốc, đầu đập vào bậc thềm nhà đến bất tỉnh, thế là lại càng không dám làm trái.

Chuyện ấy đến tai Chư Sinh, thế là đám hỏi thứ nhất không thành, năm ấy chàng mười tám tuổi.

Năm Chư Sinh hai mươi hai tuổi, có nàng Vy ở phía Bắc trấn Thanh Sơn nảy sinh tình cảm. Cha nàng cũng là phú hộ điền chủ có tiếng ở trong vùng. Nghe tin nàng chết mê chết mệt chàng Chư Sinh mổ lợn, điền chủ kia liền cho người đến ép Chư Sinh bắt đến tận nhà, lại hò sắm sửa đồ lễ cưới xin. Nhưng những việc ấy điền chủ làm chưa được dăm hôm thì mất, cũng bị sùi bọt mép mà chết tức tưởi. Nàng Vy không có họ hàng, gia sản bị bọn gia nhân manh nha tẩu tán hết sạch, chỉ còn lại mỗi mảnh vườn. Chư Sinh nhân đấy không còn ai quản liền bỏ về. Nàng Vy cuối cùng vì quá túng quẫn nên phải đi vay mượn, còn phải bán cả thân vào ổ chứa để trả nợ.

Sau chuyện ấy Chư Sinh cho rằng, bản thân chàng vốn không thể lấy được vợ. Lại có chuyện người ta vì lấy chàng mà tán gia bại sản, thân xác tha hương thì càng quyết chí đời này không lấy vợ nữa.

Chư Sinh ở vậy đến ngoài ba mươi. Cho đến một hôm đi ra ngoài trấn dạo chơi, vô tình đi lạc lên núi Thanh Sơn liền bắt gặp một thiếu nữ rất đẹp, nàng mặc bộ y phục màu trắng, tóc mai rủ đen. Nhìn thân phận nàng hẳn là tiểu thư đài các con nhà quyền quý. Chư Sinh thấy nàng đâm ra mê mẩn đến mất ăn mất ngủ. Hôm nào cũng chỉ canh cho thịt lợn bán mau chóng hết để lẻn ra sau núi ngắm người đẹp.

Người đẹp mặc y phục trắng tuy kiểu cách mỗi hôm đều khác nhau nhưng màu sắc vẫn vậy. Nàng thường đi bộ một mình trên lối đường mòn dẫn lên núi, Chư Sinh cũng không biết vì sao nàng hay xuất hiện ở vùng này như vậy, nhưng nhiều lần đi theo thì đều mất giấu nàng.


Kiếp thứ ba: Đào Nguyên và sự trả thù của yêu tinh

Kiếp sau của Chư Sinh là chàng Đào Nguyên, chàng sinh trưởng trong một gia đình thế tộc. Có cha làm quan biện sĩ dưới trướng chúa Trịnh Sâm.

Đào Nguyên từ nhỏ cho tới lớn được mệnh danh là mọt sách ít khi thấy xuất hiện giao du ở bên ngoài.

Gặp hôm tiết trời nồm ẩm, Đào Nguyên trong lòng bức bối liền tới núi Thanh Sơn du ngoạn một chuyến. Chẳng ngờ chàng đi đến lưng chừng núi thì liền bắt gặp một thân cây hoa rất lớn, cây hoa cao quá đầu người. Cả đời chàng bình sinh chưa bao giờ nghĩ đến chuyện có thể gặp một cây hoa lớn như vậy nên lấy làm thích thú lắm. Từ bấy về nhà tìm thợ giỏi định bụng hôm sau đem cây hoa kia đào cả gốc rễ lên đem về trồng.

Một hôm, Đào Nguyên nằm ngủ gặp trong mộng một thiếu nữ áo trắng. Nàng hiện ra ngồi ở bên bực cửa khóc thút thít nói:

– Thiếp vốn không thù không oán gì với chàng sao chàng nỡ hại thiếp.

Đào Nguyên gặng hỏi mãi thì nàng ta mới nói:

– Thiếp vốn là cây hoa ấy đây, nếu như chàng không muốn giết thiếp thì đừng đào cây hoa ấy lên, thiếp sẽ tương báo.

Đào Nguyên đồng ý ngay, sáng hôm sau khi tỉnh dậy thì liền báo với người thợ là thôi không phải làm nữa. Rồi lại lên núi Thanh Sơn đứng trước cây hoa thủ thỉ:

– Nếu quả như những điều đêm qua là thực, thì xin hiện rõ mặt mũi cho ta gặp mặt.

Quả nhiên một lúc sau, từ phía sau Đào Nguyên xuất hiện một thiếu nữ, da trắng mặt mịn, nét mặt tươi tắn. Đào Nguyên lấy làm mừng rỡ liền chạy tới cầm tay định thân cận, nhưng bị thiếu nữ gạt ngay ra nói:

– Thiếp tuy không phải giống loài người, nhưng cũng là phận nữ nhi, cần phải theo lễ giáo chứ không làm trái được.

Đào Nguyên hiểu ý liền thề thốt nói ngay:

– Vậy ta sẽ cưới hỏi nàng đàng hoàng, xin cha ta đem sính lễ đến gặp mặt!

Nói xong liền quay đầu bỏ về gấp ngay. Hôm sau hối cha chuẩn bị sính lễ đem đi hỏi vợ. Cha chàng hỏi thông gia là người như thế nào, chàng một mực không trả lời. Đến hôm sau, sính lễ chưa kịp chuẩn bị xong thì lại có kẻ rèm trong phủ chúa. Chúa tức giận liền đem cả nhà Đào Nguyên ra chém, lại tru di tam tộc.

Năm ấy Đào Nguyên mười chín tuổi.


Kiếp cuối cùng: Trịnh Cung và sự kết thúc nghiệt duyên

Kiếp sau của Đào Nguyên lại là một đạo sĩ họ Trịnh tên Cung. Đời này đạo sĩ Trịnh Cung cực kỳ thù hận giống loài yêu tinh, có lẽ sớm thỏa ước nguyện của thần.

Trịnh Cung nổi tiếng trừ tà cao minh, lại theo học môn trừ yêu của hai phái Lỗ Ban và Mao Sơn, có rất nhiều đồng đạo cao tay.

Trịnh Cung khi thành đạo tự bấm đốt ngón tay, tự biết là mình có ba kiếp nghiệt duyên với yêu tinh. Bèn tự động muốn chặt đứt mối duyên này, lập đàn thờ trời rước thần có duyên trên trời làm lễ giao bái cách mặt.

Lễ làm xong thì bầu trời rung chuyển mọi sự tươi sáng, yêu tinh biết được Trịnh Cung đã thành thân với thần linh liền tức giận. Từ bấy chuyển ái mộ thành thù hận, dùng nhiều thủ đoạn ma quỷ để hòng giết Trịnh Cung.

Nàng ta hóa thành một vị ni cô già, khất thực ở đầu đường. Ngày thì đi xin ăn, tối đến thì lại vào miếu hoang mà ngủ. Cái miếu hoang ấy ở ngay trước cửa đạo quán.

Trịnh Cung không nghi ngờ gì về vị ni cô này, cho đến sau này chàng ta phát hiện ra quanh đạo quán có lắm yêu khí, dùng pháp thuật gặng hỏi mãi thì mới được thần thổ địa thổ lộ:

– Ở ngay gần đạo quán của anh, có con yêu hoa hóa thành tinh đã mấy trăm năm tuổi. Nó chờ trực sẵn ở đây đã mấy tháng, chỉ để giết anh thôi đấy!

Trịnh Cung nghe xong lấy làm giận lắm, bèn một tay xách kiếm gỗ xông thẳng đến miếu hoang muốn tìm ni cô để chém giết. Yêu hoa không biết chuyện, vẫn cứ ra vái chào Trịnh Cung thì bị chàng chém cho một nhát rụng cả cánh tay. Yêu tinh hoảng sợ bỏ trốn, hóa thành cơn gió bay đi. Từ bấy thù hận với Trịnh Cung ngày càng nặng, trên sườn núi Thanh Sơn người ta có thể thấy bông hoa khổng lồ ngày nào nay đã bị mất mất một cánh hoa trông kém sắc hẳn.

Lần khác, Trịnh Cung có việc phải qua trấn Quốc Oai gặp người đồng đạo. Đi ngang qua ven đường thì gặp bà ăn xin hết sức rách rưới, bèn mủi lòng thương cúi xuống cho một đồng tiền. Nào ngờ rằng đó chính là yêu tinh hóa thành, nhân lúc chàng sơ hở liền chọc cho Trịnh Cung một nhát dao vào con mắt. Con mắt phải của Trịnh Cung dính nhát dao, bèn rớt xuống khỏi lỗ mắt toét ra.

Trịnh Cung mau lẹ lùi lại định chém yêu tinh một nhát thì yêu tinh đã chạy mất. Từ bấy Trịnh Cung bị mù một mắt, thù hận giữa hai người càng sâu đậm.

Bất giác tính từ kiếp đầu tiên hai người vốn là có ân tình mà trải qua ba kiếp lại trở mặt thành thù, cũng là số phận.


Kết thúc

Chớp mắt người đàn ông tóc dài, có râu trắng bạc phơ đã kể xong câu chuyện. Lãng ngơ ngác hồi lâu vẫn còn hồi tưởng lại, rồi lại hỏi:

– Vậy chứ cái ông tổ sư Trịnh Cung ấy của thầy về sau có giết được con yêu tinh hoa ấy không?

Người đàn ông râu trắng trả lời:

– Làm gì có giết được, con yêu tinh ấy ngày càng ranh ma. Sau cùng tổ sư tôi còn phải bỏ lên núi ở mới tránh để không gặp được nó cơ đấy!

Lãng nhìn lên cái ban thờ bài vị sau lưng người đàn ông râu trắng. Thấy có vẽ hình thù một lão đạo sĩ râu cũng rất dài, trong tay cầm một cây phất trần có sợi trắng rủ tận đầu gối. Liền hỏi:

– Vậy chứ bức tranh mà thầy treo kia có phải là họa cái ông Trịnh Cung ấy không, vừa vặn cũng thiếu mất một con mắt!

Người đàn ông râu trắng trả lời:

– Phải, chính là ngài! Tổ sư không lấy vợ cũng chẳng có con, mà cũng không nhận đệ tử, thế mới lạ…

Lãng vỗ đùi đen đét tấm tắc nói:

– Thế chứ, tôi là tôi hâm mộ mấy cái ông đạo sĩ trong chuyện cổ như thế lắm. Khéo còn oai hơn cả mấy tay kiếm khách trong truyện Kim Dung.

Người đàn ông râu trắng nghe xong mà râu cứ như muốn xoắn tít lại, trợn mắt nói:

– Hỗn hào, anh không được phép xúc phạm người tu đạo như thế nhé. Mà thôi, tôi cũng bói xong quẻ cho anh rồi, mời anh về đi cho.

Nói xong thì người đàn ông râu trắng phẩy tay đuổi Lãng ra về, rồi lại nhanh tay thêm một lần nữa cầm tờ pôlime năm mươi nghìn đút vào túi quần.

Lãng nhìn đến đây liền cười khanh khách nói:

– Ui trời, tôi tưởng ông bác cao sang thế nào, chứ hóa ra hậu nhân của cái ông thần kia mà vẫn tham tiền đến thế cơ à!

Người đàn ông râu trắng không nói gì, chỉ trừng mắt lườm Lãng một trận. Lãng cũng không đôi co với ông ta, chỉ quay đầu cười và đi thẳng.

Đầu xuân anh đi chùa một chuyến, cũng là để thả lỏng tinh thần cho những ngày sắp tới lao đầu vào công việc.

© 2025, Tin Tâm Linh. ( Theo : www.tintamlinh.com )

Leave A Reply

This website uses cookies to improve your experience. We'll assume you're ok with this, but you can opt-out if you wish. Accept Read More